(Tổ Quốc) - Các vụ đánh bom tự sát liên hoàn của những kẻ cực đoan Hồi giáo tại các khách sạn và nhà thờ ngày 21/4 đã giết chết hơn 250 người và mang tới một cú sốc cho quốc đảo Ấn Độ Dương này.
Cách thức tinh vi mà những vụ tấn công như vậy được tiến hành ở một đất nước nơi bạo lực của phiến quân Hồi giáo trong một cộng đồng thiểu số Hồi giáo không nằm trong danh sách đáng lo ngại. Và chính điều này đã khiến Sri Lanka và các cơ quan tình báo nước ngoài bối rối.
Tổng thống Maithripala Sirisena đã tuyên bố điều chỉnh toàn bộ nền tảng an ninh, chỉ trích họ vì thất bại dù đã nhận được một số cảnh báo về các cuộc tấn công tiềm tàng, bao gồm một cảnh báo từ Ấn Độ vài giờ trước vụ đánh bom đầu tiên.
Sụt giảm hoạt động lâu dài
Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn với hơn mười người thân cận trực tiếp với chính phủ và bộ máy an ninh Sri Lanka, bao gồm các nguồn tin quân sự, các nhà ngoại giao cấp cao và nhân viên tình báo, cho thấy những thất bại sâu hơn đã khiến nước này trở thành một môi trường lý tưởng cho những kẻ cực đoan tìm kiếm mục tiêu mềm, theo Reuters.
Reuters cho biết, kể từ khi đa số người Phật giáo Sri Lanka giành chiến thắng trong cuộc xung đột kéo dài 26 năm chống lại những người ly khai chủ yếu là người theo đạo Hindu Tamil, một quân đội có nguồn lực tốt đã không thích ứng với sự chuyển dịch các mối đe dọa an ninh, các nguồn tin cho biết.
Lực lượng an ninh Sri Lanka đã tăng cường các hoạt động an ninh trong thời gian gần đây. (Nguồn: Reuters)
"Chính phủ đã ngủ. Quân đội đã ngủ. Họ đã ngủ rất lâu", Costa nói, một người dân Sri Lanka ngồi trên chiếc xe kéo của mình khi một cảnh sát nghi ngờ nhìn vào trong.
Chia sẻ của Costa là một sự đơn giản hóa, nhưng một số chuyên gia đồng ý rằng sự thiếu chuẩn bị là một yếu tố quan trọng dẫn đến một nhóm Hồi giáo ít được biết đến có thể dàn dựng cuộc tấn công nguy hiểm như vậy.
Tổng thống Sirisena và Thủ tướng Ranil Wickremeinghe đều đã xin lỗi về mọi sai sót có thể là nguyên nhân của loạt tấn công. Wickremeinghe cho biết chính phủ và lực lượng an ninh nhận "trách nhiệm tập thể".
Không có số liệu chính thức về quy mô lực lượng vũ trang của Sri Lanka nhưng các chuyên gia ước tính có khoảng 150.000 nhân viên quân sự đang hoạt động và 80.000 sĩ quan cảnh sát, cả hai lực lượng đáng kể cho một quốc gia chỉ có 22 triệu dân.
Bất chấp quy mô như vậy, quân đội đã trở nên "yếu đuối" và "không tập trung", theo một nhà ngoại giao phương Tây. Các nhân viên quân sự với rất ít việc phải làm đã được đưa vào các dự án thương mại, bao gồm các tour du lịch xem cá voi cho khách du lịch, điều hành tiệm tóc và chăm sóc các trang trại.
Nghi ngờ về sự lơ là?
Người phát ngôn quân đội Sumith Atapattu nói rằng thật sai lầm khi cho rằng các lực lượng vũ trang không dành sự ưu tiên đầy đủ về bằng chứng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan mới nổi, nhưng nói thêm họ chỉ có thể hành động khi có bằng chứng về hoạt động tội phạm.
"Chúng tôi đã chuyển thông tin cần thiết cho các cơ quan hữu quan. Nhưng nền tảng pháp lý mà quân đội cần để kiểm soát chủ nghĩa cực đoan là gì? Một người có tâm lí cực đoan không phải là một hành vi phạm tội ở nước tôi", ông nói.
"Chúng tôi đang tìm kiếm sự hòa giải sau một thời gian dài chiến tranh và chúng tôi không thể sử dụng búa tạ để giết một con ruồi".
Một nhà ngoại giao nước ngoài khác cho biết, ông đã nói chuyện với một quan chức tình báo quân sự cấp cao Sri Lanka một ngày trước các cuộc tấn công để cảnh báo về một mối đe dọa sắp xảy ra. Khi nhà ngoại giao này hỏi quan chức trên rằng liệu ông ta có đưa ra cảnh báo cho các cơ quan hàng đầu của chính phủ hay không, nhà ngoại giao này được thông báo là "không phải trong những ngày lễ".
"Mười năm hòa bình mang đến sự quá tự tin," nhà ngoại giao này nói.
Phức tạp nội bộ Sri Lanka?
Quân đội cũng đã tập trung vào việc giám sát dân số Tamil của đất nước và ngăn chặn một cuộc nổi dậy ly khai khác hơn là vào một cộng đồng Hồi giáo chỉ chiếm 10% dân số, các nguồn tin quốc phòng và các chuyên gia cho biết.
Bruce Hoffman, chuyên gia về khủng bố tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, cho biết: "Sự vô tâm này có thể đã tạo ra cơ hội cho một nhóm địa phương - có lẽ với sự khuyến khích hoặc hỗ trợ từ bên ngoài - nổi lên từ tình trạng không có tên tuổi và thực hiện các cuộc tấn công khủng khiếp như vậy".
Các chuyên gia an ninh tin rằng National Thowheeth Jama'ath (NJT), một nhóm Hồi giáo địa phương nổi lên trong năm qua, chịu trách nhiệm về các vụ tấn công, có khả năng với sự hỗ trợ của các nhóm bên ngoài. Nhà nước Hồi giáo IS đã nhận trách nhiệm về vụ đánh bom, nhưng không cung cấp bằng chứng.
Mặc dù Sri Lanka không có lịch sử bạo lực đáng kể giữa các nhóm thiểu số Hồi giáo và Kitô giáo, một số người cho rằng các dấu hiệu cảnh báo về một xã hội đang thay đổi đã hiện hữu.
Hashim Mohamed Zahran, kẻ được cho là cầm đầu các vụ nổ ngày Chủ nhật Phục sinh, đã bị các quan chức an ninh coi là một mối đe dọa.
Zahran, nam giới ở độ tuổi 30, đang lan truyền những tư tưởng Hồi giáo hiếu chiến, là một trong hai kẻ tấn công đã chết sau khi kích nổ chất nổ trong khách sạn sang trọng Shangri-La.
Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Hemasiri Fernando, đã từ chức hôm thứ Năm, chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công sau khi Sirisena đổ lỗi cho các cơ quan an ninh.
Nhiều người Sri Lanka tin rằng sự rạn nứt sâu sắc giữa Sirisena và Thủ tướng Wickremeinghe cũng đã gây tác động xấu tới an ninh quốc gia.
Sirisena đã sa thải Wickremeinghe năm ngoái, sau nhiều tháng căng thẳng, và buộc phải khôi phục chức cho ông này dưới áp lực của Tòa án Tối cao.
Kể từ đó, mối quan hệ của họ ngày càng xấu đi đến mức các phe phái của họ chủ động cố gắng làm suy yếu lẫn nhau, bao gồm cả việc không chia sẻ thông tin an ninh, các nguồn tin quốc phòng cho biết.
Dù vậy, hiện tại, một nhà ngoại giao cho biết các lực lượng quốc phòng Sri Lanka đã "trở lại tình trạng chiến tranh".
Các đường phố ở Colombo được bố trí hàng trăm binh sĩ và cảnh sát, vì mọi người đều lo sợ về khả năng có nhiều cuộc tấn công hoặc gia tăng đột biến bạo lực. Gần 10.000 binh sĩ đã được triển khai trên toàn quốc.
Một cuộc đấu súng vào thứ Sáu tuần qua giữa quân đội và các tay súng bị nghi ngờ ở bờ biển phía đông đã giết chết 15 người, bao gồm cả cha và hai anh em của Zahran- một dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng an ninh của Sri Lanka còn lâu mới kết thúc.
Được vinh danh là điểm đến du lịch số 1 của Lonely Planet cho năm 2019, Sri Lanka đã tạo dựng được danh tiếng trong thập kỷ qua là một hòn đảo ổn định, thư thái giữa một khu vực hỗn loạn. Hình ảnh đó đã bị phá vỡ bởi những quả bom ngày Chủ nhật tuần trước.