(Tổ Quốc) - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đưa nêu lên vấn đề của ông với châu Âu để các đồng minh tiếp bước động thái Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Tuy nhiên, động thái này gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các bộ trưởng ngoại giao EU, những người coi đây là một động thái chống lại tiến trình hòa bình.
Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố hôm thứ tư tuần trước rằng Hoa Kỳ sẽ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, phá vỡ các chính sách của Mỹ và sự đồng thuận quốc tế lâu nay về hiện trạng pháp lí của thành phố này.
Sau vài ngày biểu tình và đụng độ dữ dội giữa người dân Palestine và lực lượng an ninh Israel, trong đó khiến nhiều người Palestine bị thương và một số người thiệt mạng, dường như đã giảm xuống.
Ông Netanyahu, trong chuyến thăm đầu tiên tới trụ sở của EU ở Brussels, cho biết động thái của Trump đã thúc đẩy hòa bình, "vì việc công nhận một thực tế là căn bản của hòa bình, nền tảng của hoà bình".
Israel hi vọng châu Âu sẽ tiếp bước Mỹ về Jerusalem. Tuy nhiên, châu Âu cũng đang còn nhiều luồng ý kiến về vấn đề này. (Nguồn: Reuters) |
Phức tạp cục diện EU về Jerusalem
Israel, đã sát nhập phía Đông Jerusalem sau khi chiếm quyền kiểm soát khu vực này trong cuộc chiến tranh năm 1967, coi toàn bộ thành phố là thủ đô của nước này. Trong khi đó, người Palestine muốn Đông Jerusalem là thủ đô của một quốc gia độc lập trong tương lai.
Chính quyền Trump nói rằng họ vẫn cam kết với tiến trình hòa bình và quyết định của nó không ảnh hưởng đến biên giới hoặc tình trạng tương lai của Jerusalem. Nhưng ngay cả các đồng minh châu Âu thân cận nhất với Israel cũng bác bỏ lập trường trên và nói rằng công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel một cách đơn phương có nguy cơ gây ra bạo lực và phá hoại cơ hội hoà bình.
Sau cuộc gặp ăn sáng giữa ông Netanyahu và các bộ trưởng ngoại giao EU, nhà ngoại giao cao cấp của Thụy Điển cho biết, không có người châu Âu nào trong cuộc họp kín này đã lên tiếng ủng hộ quyết định của Trump, và không một quốc gia nào có thể theo chân Hoa Kỳ thông báo kế hoạch di dời Đại sứ quán của họ.
Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Margot Wallstrom nói với các phóng viên: "Tôi không nghĩ rằng bất cứ nước EU nào khác sẽ làm điều đó" – đề cập đến động thái trên.
Trước đó, lập trường của Israel dường như nhận được nhiều sự hỗ trợ nhiều hơn từ một số nước EU so với các nước khác. Tuần trước, Bộ ngoại giao Séc cho biết họ sẽ bắt đầu xem xét chuyển Đại sứ quán Séc từ Tel Aviv đến Jerusalem, trong khi Hungary đã ngăn cản một tuyên bố của EU lên án hành động của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, sau đó, Séc lại cho biết họ chấp nhận chủ quyền của Israel chỉ ở phía tây Jerusalem, và Budapest (Hungary) cũng nói rằng lập trường lâu dài của nước này về việc tìm giải pháp cho hai quốc gia ở Trung Đông vẫn không thay đổi.
Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Séc, Lubomir Zaoralek, đã nói về quyết định của Trump: "Tôi e rằng điều đó không thể giúp ích cho chúng tôi".
Zaordek nói: "Tôi tin rằng không thể giảm căng thẳng bằng một giải pháp đơn phương. "Chúng tôi đang nói về một nhà nước Israel nhưng đồng thời chúng tôi cũng phải nói về một nhà nước Palestine."
Palestine không ngồi yên
Nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas, trong khi đó, đã đưa vụ việc của mình tới Ai Cập hôm thứ Hai và dự kiến sẽ bay tới Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc họp với các nước Hồi giáo trong tuần này, củng cố sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Hồi giáo – nói rằng động thái của Hoa Kỳ là một sai lầm nghiêm trọng.
Tổng thống Palestine, Abbas, đã gặp Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al-Sisi ở Cairo, cũng như người đứng đầu Liên đoàn Ả rập. Ai Cập – một đồng minh của Mỹ có thỏa thuận hòa bình với Israel, đã là trung gian cho các thỏa thuận của Israel và Palestine trong quá khứ.
Việc di chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Israel tới Jerusalem sẽ có "những ảnh hưởng nguy hiểm đến hòa bình và an ninh trong khu vực", Tổng thống Sisi cho biết trong một cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thông báo của ông Trump cũng đã dấy lên một cuộc khẩu chiến giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Netanyahu, kéo theo căng thẳng quan hệ giữa hai đồng minh của Hoa Kỳ - mới khôi phục được chỉ từ năm ngoái sau sáu năm mâu thuẫn do Israel tấn công tàu cứu hộ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào Chủ Nhật, Erdogan gọi Israel là "nhà nước khủng bố". Netanyahu đáp lại bằng cách nói rằng ông sẽ không chấp nhận những bài giảng đạo đức từ Erdogan, người mà ông cáo buộc đã ném bom các làng mạc người Kurd, bỏ tù đối thủ và ủng hộ những kẻ khủng bố.
Lời tuyên bố của ông Trump cũng kéo theo nhiều sự phản đối trên khắp thế giới Hồi giáo và xung đột giữa người Palestine và lực lượng an ninh Israel ở Tây Bờ Tây, Gaza và Đông Jerusalem.
Tại Beirut, hàng chục ngàn người biểu tình đã xuống đường tham gia một cuộc biểu tình được ủng hộ bởi Hezbollah, nhóm Hồi giáo Shi'ite do Iran hậu thuẫn. Nhà lãnh đạo tổ chức này hồi tuần trước cũng đã kêu gọi một cuộc nổi dậy của người Palestine chống lại Israel.
Thủ lĩnh Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah nói với đám đông thông qua video rằng nhóm này sẽ tập trung trở lại cuộc chiến chống lại Israel: "Ngày nay, trục kháng chiến, bao gồm cả Hezbollah, sẽ quay trở ưu tiên quan trọng nhất của nó ... Jerusalem và Palestine".
Hỗn loạn thế đồng minh EU - Arab
Netanyahu, người đã tức giận vì tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn giữa EU với Iran, nói rằng người châu Âu nên theo sát động thái của Trump và nhấn mạnh rằng người Palestine cũng nên làm như vậy.
Ông nói: "Đã đến lúc người Palestine công nhận nhà nước Do Thái và cũng thừa nhận thực tế là họ có một thủ đô. Nó được gọi là Jerusalem. Trong những bình luận được ghi lại trên máy bay, ông chia sẻ đã nói với người châu Âu "ngừng nuông chiều người Palestine", những người "cần kiểm nghiệm thực tế".
Trong khi đó, quyết định công nhận Jerusalem cũng có thể làm căng thẳng quan hệ của Washington với các đồng minh Hồi giáo lớn khác là Saudi Arabia, vốn đã tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Washington dưới thời Trump hơn là người tiền nhiệm Barack Obama.
Saudi Arabia chia sẻ những quan ngại của Mỹ và Israel về ảnh hưởng của khu vực ngày càng gia tăng của Iran, và được xem như là một nhà trung gian tiềm năng cho một thỏa thuận hòa bình Ảrập-Israel toàn diện. Tuy nhiên, Saudi cũng lên tiếng rằng các quyết định đơn phương đối với Jerusalem làm cho việc lên kế hoạch cho tiến trình trên trở nên khó khăn hơn.
Hoàng tử Turki al-Faisal, cựu đại sứ Saudi tại Hoa Kỳ đã công bố một bức thư ngỏ gửi tới Trump hôm thứ Hai. "Hành động của ông đã làm dấy lên những yếu tố cực đoan nhất trong xã hội Israel ... bởi vì họ thực thi hành động của ông như một giấy phép để trục xuất người Palestine ra khỏi đất đai của họ và đưa họ vào một quốc gia phân biệt chủng tộc", ông nói thêm. "Hành động của ông đã làm tăng thêm sức mạnh cho Iran và các tay sai khủng bố của họ để tuyên bố rằng họ là những người bảo vệ quyền Palestine hợp pháp."
Bộ trưởng Quốc phòng Iran tuyên bố rằng động thái của ông Trump sẽ đẩy nhanh sự phá hủy Israel, trong khi một tư lệnh hàng đầu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Qassem Soleimani, đã gọi điện cho hai nhóm vũ trang Palestine và cam kết hỗ trợ cho họ.
(Theo Reuters)