• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

G20 cảnh giác sự "xuất kỳ bất ý" của Tổng thống Trump

Thế giới 09/07/2020 15:39

(Tổ Quốc) - Trong bối cảnh chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang ở thời điểm gấp rút, giới lãnh đạo châu Âu lo ngại rằng ông Trump có thể trở nên khó đoán hơn.

Sau khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ, một số đồng minh lâu đời nhất của Hoa Kỳ tin rằng họ có thể lường trước động thái tiếp theo của ông. Cách tiếp cận của tỷ phú là không chính thống, nhưng có một logic nhất định.

Lúc này nhiều người nhận ra rằng suy nghĩ của họ không chỉ sai lầm, mà họ còn không có nhiều sức mạnh để tác động đến ông. Ngoài ra còn có một nỗi lo ngại ngày càng tăng rằng nhà lãnh đạo này sẽ có những hành động bất ngờ để được bầu lại vào tháng 11. Các cuộc thăm dò cho thấy ông đang cạnh tranh sít sao với đối thủ Dân chủ Joe Biden.

Thụ động trong cách giải quyết với ông Trump

Hậu quả địa chính trị của bất kỳ quyết định bất ngờ nào trong bốn tháng tới, từ một động thái leo thang khác với Trung Quốc đến việc vùi dập NATO nhiều hơn, có thể gây ra tiếng vang nhiều hơn thông báo thắng cử.

G20 cảnh giác sự "xuất kỳ bất ý" của Tổng thống Trump - Ảnh 1.

Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu e ngại các hành động bất ngờ của ông Trump. Ảnh: The New York Times/Bloomberg.

Từ Berlin đến Tokyo, nhiều quan chức phát biểu với điều kiện giấu tên thừa nhận một vài sự thật, trong đó có việc đối phó với một tổng thống thích gây sốc để chiếm thế thượng phong thì thậm chí cả đối tác cũng mất cảnh giác. Và có lẽ quan trọng nhất, chủ nghĩa đa phương, như đã được hình thành trong thời kỳ hậu chiến với những tổ chức như NATO và Liên Hợp Quốc, đã bị tổn hại đến mức không bao giờ có thể phục hồi.

Theo một quan chức thân cận với giới lãnh đạo của nhóm G7, các chính phủ đã nhận ra rằng trong các giao dịch với Trump, họ bị thụ động. Không thể lên kế hoạch trước với một nhà lãnh đạo hành xử theo cách thất thường như vậy, người này nói.

Các nhà lãnh đạo G20 cũng đang chuẩn bị tinh thần cho việc đương kim Tổng thống Mỹ có thể hành động khó lường hơn nữa khi ông Trump có thể đổ lỗi cho phần còn lại của thế giới về sự suy giảm kinh tế Mỹ trong đại dịch – điều có thể khiến các nước G20 trở thành một mục tiêu trong chiến dịch tranh cử của ông.

Ông Trump gần đây tuyên bố việc rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới WHO và rút một số lượng lớn lính Mỹ khỏi Đức, chấm dứt một thỏa thuận kể từ Thế chiến II. Ông cũng leo thang với Trung Quốc và Liên minh châu Âu về điều ông cho là gây nên sự thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ.

Trung Quốc, với một nền kinh tế khổng lồ có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ, có chiến lược riêng còn châu Âu thì bị kẹt ở giữa.

"Họ (châu Âu-pv) muốn tránh bất kỳ sự khiêu khích nào từ Trump trong chiến dịch bầu cử", ông Pierre Vimont, đại sứ Pháp tại Mỹ từ năm 2007 – 2010 nói. "Nhưng ngay cả khi họ giữ im lặng, thật khó tin rằng ông Trump sẽ không nói những điều như châu Âu làm mất cân bằng thương mại, thậm chí đưa điều này vào trọng tâm thông điệp chính trị của mình, đơn giản vì nó tốt với nền tảng chính trị của ông".

Thời gian Trump tại chức đã thử nghiệm khả năng của nhiều cựu binh chính trị để thích nghi với cách làm chính trị mới.

Bà Merkel hiểu điều đó nhiều hơn hầu hết mọi người. Bà là mục tiêu thường xuyên của ông Trump. Trong một cuộc gọi video vào tháng 6, khi các nhà lãnh đạo châu Âu tổ chức một cuộc thảo luận về châu Âu trong vài tháng tới, bà đã trích dẫn cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ là một trong những yếu tố rủi ro, theo một quan chức châu Âu.

Khó đoán tại các sự kiện đa phương

Một quan chức thân cận với Tổng thống Emmanuel Macron cho biết để đảm bảo cuộc họp G7 sắp tới không trở thành một cuộc vận động tranh cử của ông Trump, Pháp nên cố gắng thiết lập chương trình nghị sự trước. Không chỉ riêng nước Pháp mà nhiều nước lo ngại ông Trump là người khó đoán nhất trong tất cả các sự kiện mà ông ta tham dự, không bao giờ để tâm đến việc ông là chủ nhà hay không.

Hành vi của Trump tại các cuộc họp quốc tế trước đó đã chứng minh điều này. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels năm 2017, ông đã do dự khi bày tỏ ủng hộ một điều khoản quan trọng của liên minh quân sự là một cuộc tấn công chống lại một đồng minh được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả. Tại cuộc họp G7 ở Canada năm 2018, ông Trump nổi giận với Thủ tướng Trudeau và không đồng ý kí vào tuyên bố chung. Nhà lãnh đạo Canada hiện đang tránh những hành động có thể gây khó khăn thêm cho quan hệ với Nhà Trắng, một quan chức cho biết. Nhà lãnh đạo Mexico Andres Manuel Lopez Obrador đã bay tới Washington để gặp Trump- nhưng Trudeau đã lịch sự từ chối lời mời tham gia.

EU có một cách tiếp cận tương tự, theo một quan chức ở Brussels. Ngay cả trong chiến dịch bầu cử, các quan chức cho biết mục tiêu lúc này là để giữ cho các kênh đối thoại mở và tránh những ý kiến cho rằng họ có thể ủng hộ ông Biden vào Nhà Trắng.

Đối với những người hy vọng chiến thắng của Biden có thể khôi phục lại quan hệ của Mỹ với các đồng minh, nhiều quan chức châu Âu cảnh báo rằng chính trị Mỹ có thể đã thay đổi mãi mãi ngay cả khi Biden có thắng đi chăng nữa.

Như Kuni Miyake, một cựu nhà ngoại giao Nhật Bản, nói: "Ai tốt hơn, Biden hay Trump cho Nhật Bản? Kết luận của tôi là không ai. Không bao giờ là dễ dàng để làm việc với một chính quyền Mỹ, đặc biệt là một chính quyền Mỹ mới".

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ