• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Gấu Nga “phong tỏa” Bắc Cực: Mỹ muốn động binh áp sát Moscow?

Thế giới 28/08/2018 19:11

(Tổ Quốc) - Bảy năm sau khi giải tán, Hạm đội 2 của Mỹ lại được khôi phục. Điều này khiến Nga tính đến việc dàn binh mới trước thách thức trong giai đoạn hiện tại.

Hạm đội 2 kỷ nguyên chiến tranh Lạnh

Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ cải tổ Hạm đội 2 giống như một động thái đối phó với mối đe dọa từ Nga.

Mỹ khôi phục lại Hạm đội 2 vào ngày 24/8. Ảnh:US Navy

 

Theo RT, các quan chức Mỹ tuyên bố họ không hề cố ý gây chiến với bất kỳ ai khi khởi động lại Hạm đội 2.

“Động thái cải tổ lần này của Mỹ nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ sự hồi sinh của các cường quốc và mục tiêu nhằm vào Nga”, các nhà phân tích Nga cho biết đồng thời cảnh báo điều này sẽ khiến căng thẳng tiếp tục leo thang.

“Đây là sự trở lại của Chiến tranh Lạnh và sự cạnh tranh Bắc Cực. Lý do được phía Mỹ đưa ra cho quyết sách này là bởi cạnh tranh giữa các cường quốc. Đây không phải là một tín hiệu tốt. Chúng ta có thể nhìn thấy các động thái khiêu khích từ Mỹ, đặc biệt là xung quanh Bắc Đại Tây Dương”, Tổng biên tập tạp chí quốc phòng – ông  Igor Korotchenko nói.

“Căng thẳng quan hệ giữa Nga và Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng và khu vực này hiện trở thành điểm nóng”, nhà phân tích  Igor Korotchenko cho biết và lưu ý Hạm đội phía Bắc của Nga là mạnh nhất.

Ông Aleksey Leonkov, tạp chí Homeland Arsenal cho biết, đây là biện pháp phản ứng từ Washington vào thời điểm hiện tại. Trước đó, cựu Tổng thống Barack Obama đã từng đánh giá thấp quyết tâm của Nga về việc đưa Bắc Cực trở thành sân sau của nước này với vị trí chiến lược.

Theo luật pháp quốc tế, Bắc Cực và các khu vực lân cận không thuộc về bất cứ một quốc gia nào mà do Hội đồng Bắc Cực quản lý. Canada, Đan Mạch, Na Uy, Nga và Hoa Kỳ có quyền đến 370 km (200 hải lý) vùng đặc quyền kinh tế từ các bờ biển của họ. Sau khi phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các nước thành viên được cấp một khoảng thời gian mười năm để thực hiện tuyên bố sẽ mở rộng giới hạn của thềm lục địa của nước này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

“Với sự gia tăng tiềm năng kinh tế tại Bắc Cực, điều này giống như một tín hiệu cảnh báo cho Lầu Năm Góc và Washington đã có phản ứng”, ông Leonkov nói trên RT.

Theo ông Viktor Litovkin, nhà quan sát quân sự thuộc hãng thông tấn TASS cho biết, Washington và Moscow hiện đang tái tạo lại bàn cờ toàn cầu, định vị các địa điểm cạnh tranh cụ thể trên bàn cờ ấy.

Mỹ chỉ đơn thuần là một quốc gia, không thể đưa ra mệnh lệnh

Trong khi Nga không phủ nhận việc tàu ngầm đã trở lại tuần tra giống như thời Xô viết tại Bắc Đại Tây Dương thì các nhà phân tích bày tỏ không đồng ý với động thái mở rộng phòng thủ thông qua Hạm đội mới của Mỹ. Bảy năm sau khi giải tán, Hạm đội 2 của Mỹ lại được khôi phục từ ngày 4/5 vừa qua. Với Hạm đội 2 này, Mỹ hiện có cả thảy 7 hạm đội hoạt động ở vùng biển xung quanh nước Mỹ và trên thế giới. Phạm vi hoạt động của Hạm đội 2 được phía Mỹ xác định là từ bắc Đại Tây Dương đến tận vùng biển Caribe.

Ông Woody Lewis – phó đô đốc Hạm đội 2 của Mỹ cho biết đã phát động khôi phục Hạm đội 2 của Mỹ vào tuần trước.

Trong suốt buổi lễ tại  Norfolk, Virginia, ông Lewis  đã nhắc đến “các nhân tố xấu” đang muốn viết lại trật tự thế giới và đe dọa đến các quốc gia khác.

“Mỹ đã phá vỡ trật tự thế giới sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc. Mức độ ảnh hưởng sẽ được xác định tại một khu vực nhất định”, ông Aleksey Leonkov phản ứng.

“Kể từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Mỹ đã muốn vẽ lại bản đồ thế giới theo ý muốn của riêng họ nhằm tạo ra ảnh hưởng toàn cầu. Vì thế, điều đó không hợp lý nếu các quan chức Mỹ nói rằng họ muốn phá vỡ quy tắc”.

“Luật pháp quốc tế không phải là thứ Mỹ có thể tự ý thay đổi. Khi cần thiết, Washington sẽ sử dụng, đến một lúc nào đó, họ lại quên mất nó”, ông Litovkin nói thêm.

Nhà phân tích này tin tưởng rằng, chiến lược Mỹ trong kỷ nguyên của Tổng thống Trump nhằm tìm kiếm khả năng thống trị quyền lực và hạn chế thiết lập các mục tiêu khu vực. Tuy nhiên, điều này sẽ thất bại hoàn toàn.

“Mỹ chỉ đơn thuần là một quốc gia. Họ không thể tự quyết định. Không riêng Nga mà cả Trung Quốc đều không chấp nhận tham vọng này”, ông  Litovkin nói.

Nga liệu có an toàn trong chiến lược mới?

Không ai trong số 3 chuyên gia tin tưởng vào các đối đầu trực tiếp hay thậm chí phô diễn sức mạnh sắp xảy ra bởi vì cả Moscow và Washington đều không mong muốn đối mặt với các thách thức.

“Nga không còn trải tham vọng mở rộng và không hề có kế hoạch tấn công. Moscow chỉ muốn thúc đẩy bảo vệ chủ quyền. Bất kỳ hoạt động nào cũng nhìn vào bối cảnh thực sự”, ông Litovkin cho biết.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Leonkov tin rằng, Hạm đội 2 không hề chỉ ra khả năng chiến đấu mà chỉ muốn xây dựng sự bảo vệ chặt chẽ nhằm đối phó với các thách thức.

“Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với các vấn đề tồn tại trên Bắc cực. Cách tiếp cận của Nga hiện tại đang khiến Washington phần nào liên tưởng đến Liên Xô trong quá khứ”, ông Leonkov nói thêm.

Nhà phân tích Korotchenko lại cho rằng, công nghệ quân sự Nga cần phải thúc đẩy cạnh tranh hơn nữa trong bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang nào diễn ra.

“Nga đang phát triển chiến lược phát triển vũ khí, đặc biệt là hạm đội lặn. Miễn là Nga vẫn tiếp tục duy trì sức mạnh hạt nhân và chiến lược thì mọi thứ vẫn giữ cân bằng”, chuyên gia này cho biết./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ