• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Giằng xé” tín hiệu mới con đường lịch sử EU

Thế giới 26/03/2017 07:50

(Tổ Quốc) - Châu Âu cần duy trì sự thảo luận và tìm ra những thiết sót về EU nếu liên minh tiếp tục duy trì sự tồn tại, các nhà lãnh đạo khối ngày 25/3 đã cảnh báo.

Châu Âu cần duy trì sự thảo luận và tìm ra những thiết sót về EU nếu liên minh tiếp tục duy trì sự tồn tại, các nhà lãnh đạo khối ngày 25/3 đã cảnh báo khi tiến hành kỷ niệm 60 năm đánh dấu sự thành lập khối tại Rome bằng việc ký một tuyên bố chung chính thức về sự đoàn kết.

Tất cả 27 nhà lãnh đạo EU (trừ Anh), cùng với những người đứng đầu thể chế EU tại Brussels, đã ký kết một tuyên bố chung với lời kết: "Chúng ta đoàn kết để phát triển hơn. EU là tương lai chung của chúng ta".

Các nhà lãnh đạo EU kí kết tuyên bố chung đánh dấu sự thống nhất của khối. (Nguồn: Reuters)

Lễ kỷ niệm này đánh dấu 60 năm hoà bình và thịnh vượng của EU cùng với việc các nhà lãnh đạo EU cam kết thúc đẩy tình đoàn kết trong bối cảnh khủng hoảng khu vực và toàn cầu đang căng thẳng.

Sự kiện lịch sử này cũng diễn ra chỉ 4 ngày trước khi Thủ tướng Anh Theresa May, vắng mặt trong buổi lễ tại thủ đô Italy ngày 25/3 sẽ chính thức kích hoạt tiến trình Brexit vào ngày 29/3.

Nhà lãnh đạo nước chủ nhà của sự kiện lần này, Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni, nói rằng sự thất bại trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển của khối trong một thập kỷ suy thoái kinh tế đã tạo điều kiện cho sự nổi lên của "chủ nghĩa dân tộc mù quáng". Rome đã tạo nên một khởi đầu mới, "Liên minh đang bắt đầu lại ... và đang có một tầm nhìn cho 10 năm tới", ông nói.

EU đã ca ngợi tầm nhìn của các nhà lãnh đạo từ Đức, Pháp, Italy, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan đã ký Hiệp ước Rome vào ngày 25/3/1957 – cột mốc đã đánh dấu sự phát triển của châu Âu.

Tuy nhiên, những thành viên khác vẫn thận trọng với lập trường thúc đẩy sự hội nhập hơn nữa tại EU. Theo Reuters, chính phủ dân tộc chủ nghĩa Ba Lan đã dẫn đầu những động thái phản đối một "châu Âu đa tốc độ", điều họ e ngại sẽ đưa đẩy các quốc gia kém phát triển hơn rơi xuống hạng hai.

Các nhà lãnh đạo khối cũng cho rằng chỉ có sự tiếp tục phát triển bằng việc tạo ra những lợi ích kinh tế và an ninh mới có thể khôi phục sự ủng hộ rộng rãi đối với EU.

"Hôm nay chúng tôi tái khẳng định những cam kết của chúng tôi đối với một Liên minh không chia tách và không thể chia rẽ được", Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Juncker phát biểu – thúc giục các thành viên không bị sa lầy vào các vấn đề khiến cử tri xa lánh.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nói rằng các nhà lãnh đạo khối muốn giải quyết những lo ngại của người dân, về nền kinh tế, phúc lợi, di cư và quốc phòng với "một châu Âu mang lại sự bảo vệ", đảm bảo an toàn về đời sống của họ.

Tuy nhiên, những tranh cãi trước đó về Tuyên bố chung 1000 từ tại Rome, thông tin kích hoạt Brexit từ bà May và việc hàng nghìn người biểu tình tuần hành vượt ra khỏi khu vực cảnh sát kiểm soát xung quanh cung điện Campidoglio tại thời điểm diễn ra thượng đỉnh EU ngày 25/3 vẫn dấy lên những lo ngại về thách thức duy trì sự thống nhất của 27 thành viên EU còn lại sau khi Anh ra đi.

(Theo Reuters)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ