• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Giữa nhiều căng thẳng với Mỹ, tín nhiệm mới của Nga nằm ở đâu?

Thế giới 15/05/2018 20:18

(Tổ Quốc) - Các động thái gần đây của Mỹ đã khiến thế giới có nhiều ảnh hưởng. Các nhà quan sát nhìn sang vai trò mới của Nga ở vai trò hòa giải trong thời gian tới.

Ngoại giao Nga xoay chiều sang hướng mới

Quyết định của chính quyền Tổng thống Trump về việc ra khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, điều này có thể là một cá cược và đứng giữa trong vai trò trung gian giữa Israel và Iran nhằm tránh chiến tranh.

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu

Cách đây 2 tuần, các nhà quan sát cho rằng, Nga có thể đứng ra là quốc gia trung gian tiềm năng giữa Iran và Israel. Vai trò này đặt trên vai ông Putin nhằm cân bằng sự ủng hộ của Nga đối với Syria; đối mặt với giới hạn trong mối quan hệ với Iran và Israel đồng thời xem xét mối quan hệ giữa Washington và Moscow. Bối cảnh hiện tại tiếp tục trở nên căng thẳng khi Mỹ quyết định đặt đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem. Các cuộc biểu tình phản đối của người Palestine liên tục chạy dọc dải Gaza và các đòn tấn công mạnh mẽ từ phía Israel.

Các sự kiện vào tuần qua đã phản ánh tính cần thiết và vai trò nhanh chóng từ phía ông Putin đối với khu vực. Ngày 8/5, Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ trích quyết định của Tổng thống Trump về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

Nga cũng bày tỏ ý định tiếp tục hợp tác chung tay duy trì thỏa thuận JCPOA và phát triển hợp tác song phương cũng như đối thoại chính trị với Iran.

Moscow cũng tiếp tục chỉ trích các trừng phạt của Mỹ vào Nga với cáo buộc vi phạm Luật hạn chế các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tiếp sau đó, Mỹ tiếp tục phản ứng với đòn không kích cùng với Anh và Pháp vào Syria vào ngày 14/4.

Bước tiến quan hệ Israel và Nga

Có lẽ điều đáng nói nhất là bước ngoặt ngoại giao của Tổng thống Putin trong chuyến thăm Moscow của Thủ tướng Benjamin Netanyahu vào ngày 9/5. Ông Netanyahu cũng đã ngồi ở hàng ghế danh dự trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga.

Ông Netanyahu đã tuyên bố có thể thuyết phục ông Putin trì hoãn việc bàn giao tên lửa S-300 cho Syria. Các máy bay chiến đấu của Israel đã tấn công các căn cứ quân sự của Iran tại Syria vào ngày 10/5. Nga đã giữ im lặng về cuộc tấn công này.

“Trong một liên lạc giữa các nhà lãnh đạo Iran và Israel, bao gồm cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Benjamin Netanyahu, chúng tôi nhiều lần lưu ý đến tính cần thiết cho cả hai bên tránh bất kỳ các hành động nào gây hiềm khích cho hai bên. Iran và Israel phải đảm bảo với chúng tôi rằng, họ không có ý định như vậy. Như bạn biết, đó hẳn là sự cố đã xảy ra. Điều này gia tăng cảnh báo, sự việc đã xảy ra mặc dù chúng ta đều có cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.

Cũng trong ngày 10/5,Thứ trưởng Nga Sergey Ryabkov đã có cuộc gặp gỡ với Thứ trưởng Iran Abbas Araghchi và có các thảo luận về vấn đề chính trị tại Tehran. Ông Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Nhấn mạnh “sai lầm” của Mỹ

Tổng thống Erdogan cho biết, Mỹ sẽ thất bại từ quyết định của ông Trump về việc rút khỏi JCPOA trong khi vẫn nói với lãnh đạo đồng cấp của Iran Hassan Rouhani rằng, quyết định của Mỹ là sai lầm. Người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Ibrahim Kalin cho biết: “Chúng tôi không muốn người Iran bị ảnh hưởng từ các trừng phạt và chúng tôi sẽ không do dự làm tiếp việc của mình”,

Ông Amberin Zaman cho biết, việc Mỹ ra khỏi JCPOA sẽ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi chiến lược.

“Iran là quốc gia cung cấp dầu và khí tự nhiên nhiều nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ. Mối lo ngại về việc Mỹ thúc đẩy lực lượng người Kurd tại phía Bắc, Syria đã đẩy Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có chút khác biệt và xa rời Mỹ”, ông Zaman giải thích.

Các nhà quan sát cho biết, quan hệ chính trị giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ liên tục trở nên phức tạp. Sự kiên nhẫn của Mỹ có thể khó kiềm chế nếu Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo về mối đe dọa về trật tự quốc tế, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Đức, Pháp và Anh về sứ mệnh ngoại giao nhằm giữ Iran ở lại thỏa thuận hạt nhân đồng thời bảo vệ các công ty châu Âu từ các trừng phạt của Mỹ.

Các Ngoại trưởng từ Anh, Pháp và Đức dự kiến tổ chức cuộc họp với lãnh đạo đồng cấp Javad Zarif tại Brussels vào ngày 15/5 nhằm thảo luận về động thái này. Các nhà lãnh đạo của liên minh châu Âu sẽ có cuộc tiếp xúc với Iran trong tiệc tối thân mật tại Sofia trong ngày tiếp theo. Cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Merkel và Tổng thống  Nga Vladimir Putin cũng dự kiến diễn ra vào cuối tuần này tại Sochi.

Sự ảnh hưởng ít nhiều giữa Iran và một số nước trong thỏa thuận hạt  nhân sau quyết định của Tổng thống Trump đang khiến các nhà quan sát lo ngại. Tuy nhiên, về phía Mỹ, Tổng thống Trump đã thực hiện đúng cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông.

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ