(Tổ Quốc) - Việc gia hạn thêm thời gian cắt giảm sản lượng hỗ trợ phục hồi giá dầu đang thúc đẩy sự hợp lực chung của các thành viên OPEC ở bối cảnh hiện tại.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã đồng ý kéo dài gia hạn thời gian thêm một tháng nhằm hỗ trợ thêm cho việc phục hồi của giá dầu. Theo đó, OPEC+ đã thống nhất duy trì cắt giảm sản lượng dầu ở mức 9,7 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 7, thay vì cắt giảm 7,7 triệu thùng/ngày sau tháng 6 này như thỏa thuận đạt được hồi tháng 4 vừa qua.
Theo Bloomberg, các cuộc khảo sát đầu tiên của OPEC cho rằng Angola, Iraq, Kazakhstan và Nigeria đang siết chặt nguồn cung giống như lời hứa. Tuy nhiên, với các vấn đề năng lượng hiện nay, các bộ trưởng ngành năng lượng đang đánh giá về "hiện tượng Pinocchio" đang xảy ra ở Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC), trong đó một số người sẽ hưởng lợi từ những người khác mà không cần phải đóng góp.
Trong cuộc gặp riêng, Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia – Hoàng tử Abdulaziz bin Salman và lãnh đạo đồng cấp Nga - Alexander Novak đã từng thống nhất vào ngày 28/5 về việc gia hạn cắt giảm sản lượng dầu thêm một tháng nữa. Cả hai nhà lãnh đạo đứng đầu ngành năng lượng của Saudi Arabia và Nga từng tham gia cuộc họp trước đó. Hoàng tử của Saudi Arabia - Abdulaziz bin Salman từng đề nghị gặp gỡ với các bộ trưởng khác của OPEC+ nhưng lãnh đạo đồng cấp Novak bác bỏ.
Saudi Arabia trong thời gian dài khuyến khích các thành viên khác chia sẻ kinh phí giảm tải gánh nặng kinh tế công bằng hơn. Nga đã thực hiện việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định cùng Saudi Arabia trong cuộc họp OPEC thống nhất một thỏa thuận sơ bộ kéo dài thêm một tháng cắt giảm sản lượng dầu mỏ ở mức kỷ lục hiện nay, đồng thời gây áp lực cắt giảm hơn nữa đối với những nước không tuân thủ đầy đủ việc cắt giảm sản lượng.
Sự nhượng bộ này được ví như chưa từng xảy ra cuộc chiến giá dầu vào đầu năm nay.
Chiến lược gia thị trường hàng hóa tại BNP Paribas SA - Harry Tchilinguirian cho biết: "Tóm lại, sứ mệnh đã hoàn thành. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu không có Saudi Arabia và Nga thống nhất cùng nhau và ký kết thỏa thuận song hành trước thềm cuộc họp".
"Bối cảnh và kịch"
Đầu tiên, các quan chức liên quan tới cuộc họp, các tư vấn và nhà kinh doanh dầu mở cho biết những gì diễn ra trong cuộc chiến giá dầu được ví như vở kịch dài tuần, trong đó Nga và Saudi Arabia đang đi ngược với các quốc gia dầu. Tuy nhiên, Moscow và Riyadh đang có lập trường cứng rắn.
Đoàn đàm phán của Nga đã nhấn mạnh về việc gia hạn thêm một tháng để đảm bảo việc tuân thủ tốt hơn, một nguồn tin thân cận cho biết trong cuộc họp trực tuyến OPEC+.
Nhiều ngày sau đó, ông Alexander Novak đã giải thích quan điểm trong bài phát biểu khai mạc của OPEC rằng: "Điều quan trọng là tập trung vào thị trường yếu hơn và cần hành động quyết định. Vì vậy, đây là lý do tại sao để duy trì mức độ phù hợp đảm bảo thống nhất 100%.
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Abdulaziz, một nhà ngoại giao dầu mỏ kinh nghiệm đã tập hợp các thành viên khác để thông nhất đưa ra tối hậu thư: Toàn bộ thỏa thuận của OPEC+ phụ thuộc vào bốn quốc gia chấp nhận khái niệm bồi thường.
Trong bối cảnh đàm phán bế tắc, Nga và Saudi Arabia đã trì hoãn cuộc họp 10/6 và diễn ra sớm hơn trong ngày 4/6 trước đó. Bế tắc của Nga và Saudi sau thời gian dài rơi vào cuộc chiến giá dầu đã phải chấm dứt bằng thỏa hiệp kéo dài thêm thời gian giảm giá dầu trong bối cảnh hiện tại, trong đó Tổng thống Mỹ Donald Trump là lãnh đạo trung gian cho vấn đề này.
Cuộc hợp trực tuyến có sự tham gia của các Bộ trưởng OPEC vào ngày 6/6. Điều bất ngờ là trong thông cáo cuối cùng, lần đầu tiên trong lịch sử OPEC thống nhất đưa ra khái niệm bồi thường – là minh chứng cho thỏa hiệp chấm dứt căng thẳng trong thời gian qua.
Thêm vào đó, câu hỏi đặt ra là liệu nỗ lực có được đền đáp hay không. Iraq và các thành viên khác có thể đã ký thỏa hiệp bồi thường tuy nhiên cả Saudi Arabia và Nga đều thiếu một cơ chế thực thi đáng tin cậy.
Tuy nhiên, đối với Saudi Arabia, sự gắn kết của OPEC+ thực tế rất quan trọng. Riyadh tin tưởng rằng đây là chìa khóa thuyết phục thị trường dầu mỏ quay trở lại cân bằng trong kiểm soát.
"Chúng ta tất cả đã hi sinh để có được vị trí ngày hôm nay. Tuy nhiên, những hi sinh đó sẽ trở nên vô ích nếu chúng ta không tiếp tục tinh thần tin tưởng lẫn nhau và trách nhiệm chung. Cùng nhau thúc đẩy Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) mạnh hơn nữa", Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia – Abdulaziz cho biết.
Saudi Arabia là một trong số các quốc gia liên tục tăng giá dầu nhập khẩu cao trong ít nhất hai thập kỷ qua nhằm củng cố thị trường dầu mở sau khi các nhà sản xuất OPEC+ thống nhất gia hạn thêm thời gian cắt giảm sản lượng.
Hoàng tử Abdulaziz bin Salman đồng thời là Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia nhấn mạnh rằng, các nỗ lực chung đã mang lại kết quả, và mặc dù không chắc chắn ở nhiều khía cạnh, nhưng đây là những dấu hiệu tích cực để hy vọng rằng điều tồi tệ nhất đã ở phía sau chúng ta.