• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hàng loạt sắc lệnh được ký: Bước ngoặt khởi động trong ngày đầu tiên của tân Tổng thống Biden

Thế giới 21/01/2021 16:56

(Tổ Quốc) - Ngay sau khi nhậm chức, ông Joe Biden đã ký một loạt các lệnh hành pháp đảo ngược di sản của lãnh đạo tiền nhiệm Donald Trump.

Hàng loạt sắc lệnh hành pháp thông qua

Theo trang the Guardian, tân Tổng thống Joe Biden đã bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình bằng việc ký hàng loạt các sắc lệnh điều hành liên quan đến vấn đề Covid-19, môi trường, nhập cư và chủng tộc.

Hàng loạt sắc lệnh được ký: Bước ngoặt khởi động trong ngày đầu tiên của tân Tổng thống Biden - Ảnh 1.

Tân Tổng thống Joe Biden

Một loạt sắc lệnh được ký nhanh chóng ngay trong ngày làm việc đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng nhằm thực hiện những lời hứa tranh cử của ông.

Điều đáng nói, các sắc lệnh điều hành mới đều đi ngược lại với người lãnh đạo tiền nhiệm là Tổng thống Donald Trump, bao gồm tạm dừng xây dựng bức tường ở biên giới Mỹ-Mexico và chấm dứt "lệnh cấm đi lại đối với người Hồi giáo" do chính quyền ông Trump áp đặt.

Ông Biden cũng đã ký sắc lệnh cho phép Mỹ tham gia lại Hiệp ước biến đổi khí hậu. Tân Tổng thống cũng nhanh chóng ra lệnh đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội ở các tòa nhà liên bang và khu vực liên bang đồng thời tạo ra các vị trí cho điều phối viên đối phó với dịch bệnh Covid-19.

Ở các động thái khác, ông Biden yêu cầu thu hồi giấy phép triển khai xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL và yêu cầu tất cả các cơ quan hành pháp xem xét không "gây tổn hại đến môi trường". Tân tổng thống Mỹ cũng ra lệnh các cơ quan liên bang xem xét công bằng các chính sách hiện hành và đưa ra kế hoạch trong 200 ngày nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng. Ông Biden cũng chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia mà ông Trump từng ban bố, vốn là cơ sở nhằm chuyển một số khoản ngân sách liên bang sang dự án xây dựng bức tường biên giới phía nam giữa Mỹ và Mexico.

Ngay trong ngày đầu nhậm chức, tân Tổng thống Joe Biden đã ký 17 lệnh hành pháp. Ngồi tại bàn làm việc, ông Biden đeo khẩu trangvà nói: "Tôi nghĩ một số việc chúng tôi đang làm sẽ rất quan trọng và phải bắt đầu từ hôm nay".

Giải quyết một loạt khủng hoảng

Ở bối cảnh hiện tại, tân Tổng thống Mỹ sẽ phải giải quyết một loạt khủng hoảng mà Mỹ đang đồng thời đối mặt, bao gồm Covid-19, kinh tế, khí hậu và bình đẳng sắc tộc. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những chính sách đầy tham vọng từng nêu, Biden cần cả sự ủng hộ của quốc hội.

Điều này không phải quá xa lạ của một tân tổng thống khi ông bắt đầu ký các sắc lệnh hành pháp ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức. Tuy nhiên, hàng loạt các lệnh hành pháp khác biệt so với thời lãnh đạo tiền nhiệm được xem là phản ứng nhanh chóng của một tân Tổng thống trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

"Các lệnh hành pháp sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của nhiều người dân đang cần sự giúp đỡ. Việc đảo ngược các lệnh cấm Hồi giáo phân biệt đối xử dưới thời chính quyền ông Trump, giải quyết khủng hoảng dịch bệnh, ngăn chặn trục xuất và thúc đẩy bình đẳng và hỗ trợ cộng đồng da màu là những ưu tiên ban đầu quan trọng để định hướng đi mới cho quốc gia", ông Wade Henderson – Chủ tịch lâm thời kiêm Giám đốc điều hành của Hội nghị lãnh đạo về Nhân quyền và Dân sự cho biết trong một tuyên bố.

Một loạt các sắc lệnh hành pháp của tân Tổng thống Biden diễn ra cùng ngày Đảng Dân chủ chính thức nắm quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ. Ông Rev Raphael Warnock và Jon Ossoff chính thức tuyên thệ nhậm chức hai nghị sĩ Đảng Dân chủ từ Georgia. Ông Chuck Schumer, thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ từ New York hiện là lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện trong khi ông Mitch McConnell – Đảng viên Cộng hòa Kentucky hiện là lãnh đạo phe thiểu số.

Nói tại Thượng viện, ông Schumer khẳng định: "Chúng ta đang bước sang trang mới trong lịch sử dân chủ và tôi tràn đầy hy vọng".

Trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách là lãnh đạo thiểu số, ông McConnell nhấn mạnh đến thông điệp đoàn kết.

"Đất nước của chúng ta xứng đáng có cả hai Đảng thúc đẩy nền tảng chung vì lợi ích chung. Người dân đã tin tưởng cả hai đảng có sức mạnh quan trọng định hình đường lối của quốc gia", ông nói.

Ông McConnel cũng đáng giá cao các thành tựu lịch sử của bà Kamala Harris và hiện trở thành nữ phó Tổng thống đầu tiên của Mỹ.

Đảng Dân chủ trở thành phe đa số tại Thượng viện sau khi hai nghị sĩ đắc cử ở bang Georgia tuyên thệ nhậm chức. Hai nghị sĩ đảng Dân chủ bang Georgia Jon Ossoff và Raphael Warnock hôm 20/1 tuyên thệ nhậm chức với tư cách thành viên mới nhất của Thượng viện. Phó Tổng thống Harris, cựu thượng nghị sĩ từ California, chủ trì phiên họp tại Thượng viện chỉ vài giờ sau khi trở thành phó tổng thống. Bà cũng chủ trì buổi tuyên thệ của hai thượng nghị sĩ Georgia và người thay thế bà, thượng nghị sĩ Alex Padilla, trong phiên họp. Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện cũng có nghĩa ông Biden sẽ dễ dàng hơn trong việc xác nhận các thành viên nội các và thẩm phán mà ông đã đề xuất.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ