• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hổ và sư tử luôn đi đường vòng để tránh "đụng mặt" với gấu trúc, vì sao?

Khám phá 15/09/2022 20:30

(Tổ Quốc) - Dù hổ và sư tử đều được mệnh danh là vua và chúa tể của muôn loài nhưng vì sao khi gặp gấu trúc, chúng đều tìm cách né tránh nó.

Chúng ta vẫn luôn gọi hổ và sư tử là "vua của rừng xanh" và "chúa tể đồng cỏ" vì chúng là những kẻ săn mồi đứng đầu của chuỗi thức ăn cấp độ thứ 4. Vì được mệnh danh như vậy, trong mắt nhiều người, hổ và sư tử gần như không có kẻ thù và không có loài nào dám "gây sự" với chúng. Ấy vậy mà, trong các tài liệu lịch sử chưa từng có ghi chép nào về việc một con gấu trúc bị ăn thịt bởi hổ hoặc sư tử. Thậm chí, có thông tin rằng nếu trong một khu vực có cả 3 loài vật này thì hổ và sư tử sẽ đi đường vòng để tránh đụng phải gấu trúc. Thực hư chuyện này là thế nào?

Hổ và sư tử luôn đi đường vòng để tránh "đụng mặt" với gấu trúc, vì sao? - Ảnh 1.

Hổ và sư tử được mệnh danh là vua và chúa tể muôn loài nhưng chúng lại chưa từng ăn thịt gấu trúc. (Ảnh: Baidu)

Một số người có ý kiến rằng, gấu trúc là quốc bảo của Trung Quốc, đương nhiên chúng sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt thì sao hổ và sư tử có thể đến gần chúng. Nên nhớ, trước khi được quan tâm, hàng trăm năm trước, hổ và sư tử có rất nhiều cơ hội để "xử" gấu trúc nhưng chúng đều không làm như vậy.

Sau khi đối chiếu các tư liệu lịch sử cũng như phân tích chi tiết về hành vi, nơi sống của 3 loài này, cuối cùng các nhà khoa học đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn trên. Họ đã đưa ra một số lý do như sau:

5 lý do khiến hổ và sư tử "ngại đụng chạm" gấu trúc

Thứ nhất, gấu trúc không hiền lành như vẻ bề ngoài. Hầu hết chúng ta đều cho rằng những chú gấu trúc đều có vẻ ngoài mũm mĩm với bộ lông dày màu đen và trắng khiến chúng trông rất dễ thương. Nhưng, đừng để sự đáng yêu của gấu trúc đánh lừa chúng ta. Sức chiến đấu thực sự của chúng vô cùng mạnh mẽ.

Hổ và sư tử luôn đi đường vòng để tránh "đụng mặt" với gấu trúc, vì sao? - Ảnh 2.

Gấu trúc trước đây từng là thú cưỡi trên chiến trường của vị anh hùng Si Vưu. (Ảnh: Baidu)

Điều này đã được ghi chép lại trong cuốn "Sử ký Tư Mã Thiên: Ngũ Đế bản kỷ", gấu trúc còn được gọi là "quái thú ăn sắt". Tương truyền, gấu trúc là thú cưỡi khi ra chiến trường của Si Vưu (một anh hùng cổ xưa của người Miêu ở Trung Quốc). Như vậy, gấu trúc không hề yếu ớt, trái lại, nó hoàn toàn có thể tham gia chiến đấu.

Thứ hai, da của gấu trúc vô cùng dày. Trên thực tế, gấu trúc cũng là một nhánh của họ nhà gấu. Nhà gấu cùng với hổ và sư tử cũng có thể coi là các loài đứng đầu chuỗi thức ăn ở cấp độ 4. Dù không có khả năng tấn công nhưng gấu trúc có khả năng phòng thủ vượt trội.

Hổ và sư tử luôn đi đường vòng để tránh "đụng mặt" với gấu trúc, vì sao? - Ảnh 3.

Gấu trúc có lớp da rất dày và khó tổn thương. (Ảnh: Baidu)

Hơn nữa, dù gấu trúc không có thân hình dẻo dai nhưng lớp da của nó rất dày. Vì da của chúng đặc biệt dày nên dù trèo lên cây cao và rơi khỏi đó, chúng vẫn không hề hấn gì. Đây có thể coi là khả năng phòng thủ lợi hại của gấu trúc. Do đó, dù hổ hay sư tử cắn thì chúng cũng khó gây ra thương tích chết người cho gấu trúc vì lớp da dày này.

Thứ ba, gấu trúc có lực cắn khủng khiếp. Khi nghiên cứu hóa thạch của gấu trúc Shi cũng là tổ tiên của gấu trúc ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, gấu trúc Shi là động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn cả động vật lẫn thực vật cho tới ít nhất 5.000 năm trước. Tuy nhiên, không rõ vì lý do nào, gấu trúc chuyển sang ăn tre và trúc.

Hổ và sư tử luôn đi đường vòng để tránh "đụng mặt" với gấu trúc, vì sao? - Ảnh 4.

Do ăn tre nhiều năm, lực cắn của gấu trúc vô cùng mạnh mẽ. (Ảnh: Baidu)

Tre và trúc đều là những loại cây có độ cứng rất lớn. Nhiều cây tre già đủ tuổi thậm chí có thể cứng hơn 50% so với cây sồi đỏ Bắc Mỹ. Vì vậy, lực cắn của gấu trúc phải rất cực mạnh mới có thể cắn tre một cách dễ dàng như vậy. Với lực cắn và lớp da dày như vậy, khi bị hổ hoặc sư tử tấn công, gấu trúc hoàn toàn có thể phòng thủ và quay lại cắn chúng. Và nếu bị gấu trúc cắn vào cổ, chắc chắn hổ và sư tử sẽ bị thương nặng.

Thứ tư, gấu trúc còn có một kỹ năng lợi hại, đó là trèo cây. Đừng nhìn gấu trúc to lớn vậy nhưng thực chất chúng không hề vụng về. Tốc độ chạy của chúng không hề chậm và khả năng trèo cây cũng rất nhanh. Cây cao đến đâu thì gấu trúc cũng có thể dễ dàng và nhanh chóng chinh phục.

Hổ và sư tử luôn đi đường vòng để tránh "đụng mặt" với gấu trúc, vì sao? - Ảnh 5.

Gấu trúc sở hữu khả năng leo trèo rất tốt. (Ảnh: Baidu)

Sở dĩ chúng có được khả năng này là bơi những cây tre thường rất cao, nếu gấu trúc muốn ăn tre tươi thì cần phải trèo lên cao mới lấy được. Do được tôi luyện nhiều trong thời gian dài nên gấu trúc dần dần có được khả năng leo cây rất tốt. Như vậy, nếu gặp nguy hiểm, gấu trúc sẽ nhanh chóng trèo lên cây và khiến cho sư tử hoặc hổ khó lòng bắt được chúng.

Hổ và sư tử luôn đi đường vòng để tránh "đụng mặt" với gấu trúc, vì sao? - Ảnh 6.

Sư tử, hổ và gấu trúc hiếm có cơ hội gặp nhau là bởi loài người đã lấn chiếm môi trường sống của chúng. (Ảnh: Baidu)

Thứ năm, do môi trường sống của 3 loài. Như chúng ta đã biết, gấu trúc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sư tử thì không có ở Trung Quốc, trước đây sư tử được nhập vào đất nước này là do chúng được cống nạp từ Tây Vực. Còn về loài hổ thì chỉ có hổ Đông Dương và hổ Hoa Nam đã từng xuất hiện ở Trung Quốc nhưng hiện chúng đã gần như tuyệt chủng. Ngoài ra, do loài người đang ngày càng xâm lấn vào môi trường sống của các loài động vật nên cơ hội để hổ và sư tử gặp gấu trúc là rất ít.

Nguyệt Phạm

NỔI BẬT TRANG CHỦ