• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hội đàm liên Triều: Tín hiệu giảm nỗi lo chiến tranh trong khoảng bao lâu?

Thế giới 14/01/2018 20:51

(Tổ Quốc) - Cuộc đối thoại  liên Triều trước thềm Thế vận hội Olympic đã giảm đi căng thẳng chiến tranh trước mối đe dọa về việc phát triển tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Giảm căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên?
Trong vòng một năm qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un luôn bày tỏ không hài lòng đối với yêu cầu từ Mỹ ép buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Hình ảnh về hội đàm liên Triều. Ảnh:reuters
Sau hàng loạt các rò rỉ của truyền thông, các quan chức Mỹ cho biết, Tổng thống Trump hiện tại đã hạn chế các phản ứng mạnh mẽ đối với Triều Tiên nhằm thay đổi suy nghĩ của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Tuy nhiên, vẫn có các luồng ý kiến chia rẽ trong chính quyền Tổng thống Mỹ.
“Trong khi Cố vấn anh ninh quốc gia H.R. McMaster liên tục nhấn mạnh đến các biện pháp quân sự đối với Triều Tiên thì Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis lại tỏ ra thận trọng với điều này. Cả ông Tillerson và ông Mattis đều chú ý đến lựa chọn ngoại giao”, Reuters trích dẫn ý kiến của 5 quan chức Mỹ giấu tên.
Một quan chức an ninh quốc gia Nhà Trắng cho hay, chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục tăng cường các lựa chọn, bao gồm cả quân sự và phi quân sự nhưng bác bỏ thông tin chia rẽ ý kiến giữa các quan chức cấp cao Mỹ.
Lầu Năm Góc cũng từ chối cung cấp các thông tin trong nội bộ Mỹ. Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã nhấn mạnh đến nỗ lực đối phó với khủng hoảng Triều Tiên là chú trọng đến giải pháp ngoại giao đầu tiên.
“Tổng thống Trump tin tưởng điều duy nhất khiến ông Kim hiểu và tôn trọng là đòn cảnh cáo thực sự. Đây là điều mà ông Trump cho rằng, các chính quyền Triều Tiên trước đó chưa nghĩ tới. Hoặc ít nhất, ông Trump cũng cho rằng tăng sức ép đối với Trung Quốc sẽ có thể ép buộc Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân”, một quan chức Mỹ nói.
Các quan chức Mỹ gợi ý rằng, Triều Tiên đang sử dụng thủ thuật ngoại giao nhằm cố gắng đẩy xa quan hệ thân thiết giữa Washington và đồng minh Seoul. Theo các quan chức này, việc Triều Tiên tham gia Thế vận hội Olympic chỉ là cái cớ nhưng mục đích của Bình Nhưỡng có thể lại theo hướng khác.
Ai biết bán đảo Triều Tiên sẽ đi về đâu?
Phản ứng của Tổng thống Trump về hội đàm liên Triều tỏ ra khá tích cực vào thời gian này. Điều này khiến các nhà quan sát hoài nghi.
“Ai biết được tình hình hiện tại sẽ tiếp diễn ra sao”, ông Trump nói với báo chí vào ngày 10/1 sau khi điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về hội đàm liên Triều.
Tổng thống Trump đã có cuộc phỏng vấn trên the Wall Street Journal: “Tôi có thể sẽ có mối quan hệ tốt với nhà lãnh đạo Kim Jong Un”. Tuy vậy, ông Trump không bình luận gì thêm sau câu hỏi của phóng viên về việc đã gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un hay chưa.
“Tôi không muốn bình luận gì thêm. Tôi cũng không muốn nói đến là đã có hay chưa”, Tổng thống Mỹ trả lời.
Chính quyền Tổng thống Mỹ đã có cuộc họp nội các trong tuần này nhằm đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế và quân sự đối với Triều Tiên.
Một quan chức Mỹ cho biết, việc cân nhắc biện pháp tấn công quân sự vào bán đảo Triều Tiên chỉ sẵn sàng khi Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục kế hoạch thử tên lửa hạt nhân khác.
“Biện pháp quân sự chỉ sẵn sàng khi Triều Tiên vẫn cố ý phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa”, quan chức này nói.
Một quan chức khác lại cho hay, lựa chọn khác sẽ là một cuộc tấn công khác nhằm đánh chặn tên lửa đạn đạo tên lửa liên lục địa hoặc các vụ thử hạt nhân.
Trung Quốc cho biết, cuộc tấn công sẽ không hạn chế vào một mục tiêu mà sẽ là cuộc chiến ảnh hưởng phạm vi toàn cầu.
Các chuyên gia chính trị Trung Quốc cho biết, Trung Quốc phản đối các biện pháp quân sự của Mỹ đối với Triều Tiên.
Tuy nhiên, ông Zhao Tong, chuyên gia Triều Tiên tại trung tâm Carnegie-Tsinghua, Bắc Kinh cho biết, quan điểm của Trung Quốc có thể thay đổi nếu Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn đầu đạn hạt nhân.
Trung Quốc cho biết, các biện pháp quân sự mà chính quyền Tổng thống Trump đưa ra được cho là chiêu trò tâm lý ép Bắc Kinh và Moscow gây sức ép lên Bình Nhưỡng”, ông Zhao cho biết.
“Mặc dù Tổng thống Trump vẫn tỏ ra cân nhắc đối với các biện pháp quân sự nhưng vẫn có các tần xuất rủi ro xảy ra xuất phát từ các phản ứng gay gắt từ Triều Tiên”, ông Zhao cho biết.
Một quan chức Hàn Quốc cho biết, Seoul tin tưởng Washington rất ít khả năng tấn công vào bán đảo Triều Tiên.
“Tổng thống Trump luôn ý thức về hậu quả. Ảnh hưởng của một cuộc chiến sẽ dẫn tới hậu quả không nhỏ và nạn nhân sẽ là những người dân vô tội”, quan chức này cho hay.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, hành động quân sự sẽ dẫn đến thiệt hại lớn. Tuy nhiên, quan chức cấp cao của Mỹ giấu tên cho biết: “Mỹ luôn cân nhắc đầu tiên cho lợi ích quốc gia. Vì vậy, sẽ khó có thể xảy ra cuộc tấn công quân sự”.
Theo các nhà lập pháp Nhật Bản,Triều Tiên có thể đang hi vọng, hội đàm liên Triều sẽ khiến Mỹ công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân. Tuy nhiên, Washington sẽ không bao giờ chấp nhận điều này.
“Và điều này có thể lại tiếp tục là mối đe dọa sau Thế vận hội Olympic”, nhà lập pháp Nhật Bản cho hay.
(Theo Reuters)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ