• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hội đàm Mỹ - Trung: Căng thẳng nhưng cần thiết giảm leo thang

Thế giới 19/03/2021 16:39

(Tổ Quốc) - Theo CNN, cuộc hội đàm Mỹ - Trung đã kết thúc trong căng thẳng tại Alaska, Mỹ.

Cuộc họp đầu tiên trong chính quyền Tổng thống Biden

Theo CNN, các quan chức đứng đầu của Mỹ và Trung Quốc vừa tham dự cuộc họp đầu tiên về vấn đề thương mại dưới chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tuy nhiên, tiến trình giải quyết các vấn đề kinh tế lớn, trong đó có mâu thuẫn thương mại và công nghệ vẫn chưa thể đạt được kết quả.

Hội đàm Mỹ - Trung: Căng thẳng nhưng cần thiết giảm leo thang - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN

Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan chủ trì cuộc họp trong hai ngày 18-19/3 cùng với hai lãnh đạo đồng cấp của Trung Quốc là Ngoại trưởng Vương Nghị và nhà ngoại giao hàng đầu Dương Khiết Trì ở Alaska, Mỹ.

Dưới chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được đánh giá tồn tại các căng thẳng leo thang. Cựu Tổng thống Trump đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty công nghệ nổi tiếng của Trung Quốc, bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với thách thức an ninh quốc gia Mỹ.

"Cho đến hiện tại, các mâu thuẫn khác đang ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán ở Anchorage, Atlaska", chuyên gia nghiên cứu thương mại tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế - William Reinsch cho biết.

Cả Mỹ và Trung Quốc đang tồn tại căng thẳng về nhiều vấn đề trong thời gian gần đây. Trung Quốc đang hy vọng cuộc họp Alaska có thể tách rời yếu tố chính trị ra khỏi thương mại và cuối cùng là dẫn tới giảm mức thuế quan mà Washington đang áp dụng với Bắc Kinh. Trung Quốc cũng lên tiếng cam kết sẽ mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn. Tuy nhiên, Washington chưa sẵn sàng nhượng bộ.

“Nếu hai bên chỉ lặp lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, tôi nghĩ cuộc họp sẽ thất bại. Nhưng nếu hai bên bỏ qua sự khác biệt và có thể tìm thấy điều gì đó tích cực, đó sẽ là một cuộc họp thành công", ông Zhiqun Zhu, Chủ nhiệm Khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Bucknell nói.

Washington có thể đảm bảo rằng địa chính trị sẽ là chủ đề chính tại cuộc họp. Đầu tuần này, chính quyền Mỹ đã áp dụng trừng phạt đối với hai chục quan chức Hong Kong và Trung Quốc. Động thái này thể hiện lập trường cứng rắn của Washington với Bắc Kinh trước thềm hội đàm diễn ra giữa hai nước.

Cần thiết giảm căng thẳng Mỹ-Trung

Giới quan sát nhận định, cả Mỹ và Trung Quốc dường như chưa xem Anchorage là điểm đến đánh dấu sự thay đổi có ý nghĩa trong quan hệ. Chính quyền ông Biden từng khẳng định thượng đỉnh là "cuộc gặp chỉ diễn ra một lần". Trong khi đó, Bắc Kinh lên tiếng "không kỳ vọng cao" đối với cuộc gặp lần này.

Giới phân tích Eurasia Group viết trong một báo cáo nghiên cứu tuần trước nhận định: "Các đánh giá thấp triển vọng của cuộc gặp phản ánh tính chính trị trong nước. Đối với Mỹ, Tổng thống Joe Biden dường như muốn tránh thể hiện lập trường mềm mỏng với Bắc Kinh nhưng lại vẫn muốn duy trì quan hệ. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không sẵn sàng nhượng bộ nhưng các bên lại công nhận cuộc hội đàm có ý nghĩa giảm căng thẳng leo thang".

"Chính quyền ông Biden có khả năng sẽ tiếp tục tăng cường các kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt đối phó với lợi ích Trung Quốc", ông Alex Caprica – nghiên cứu tại Hinrich Foundation và là một thành viên cấp cao tại Đại học quốc gia Singapore cho biết.

Ông Capri và các nhà nghiên cứu khác nhận định khả năng Mỹ đang tìm cách tách ra khỏi các thành phần kinh tế Trung Quốc. Giới nghiên cứu phân tích các nỗ lực gần đây của chính quyền ông Biden đang xem xét lại các chuỗi cung ứng của Mỹ - động thái mà nhiều người xem là nỗ lực đảm bảo các sản phẩm và nguồn cung thiết yếu không bị ảnh hưởng từ phía Trung Quốc.

"Thông điệp đưa nước Mỹ trở lại của Tổng thống Biden được đánh giá là định hướng hợp lý hơn trong bối cảnh Washington đang hồi phục và xây dựng các ngành công nghiệp chiến lược", ông Capri nói trên CNN đồng thời khẳng định các nỗ lực của Mỹ muốn tách Trung Quốc ra khỏi các liên quan trong lĩnh vực dược phẩm, chuỗi cung ứng bán dẫn, pin, đất hiếm và trí tuệ nhân tạo.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ Tony Blinken lên tiếng khẩu hiện nước Mỹ trở lại, kêu gọi sự liên kết giữa các đồng minh và đối tác. Ông Blinken cũng nhấn mạnh đến việc giải quyết các vấn đề trong nước - tín hiệu thể hiện sự lãnh đạo của Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề, tiếp tục nhiệm vụ trở thành "liên minh hoàn hảo hơn".

Trong cuộc họp ở Alaska, các quan chức chính quyền Mỹ khẳng định Washington sẽ không thể hiện lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh giống như tuyên bố của chính quyền cựu Tổng thống Trump. Thay vào đó, chính quyền ông Biden cho biết sẽ có kế hoạch áp dụng các quan điểm cứng rắn và hiệu quả hơn khi kêu gọi sự hợp tác giữa các đồng minh. Ông Blinken chỉ trích Trung Quốc trong cuộc họp với lãnh đạo đồng cấp của Trung Quốc, cáo buộc Trung Quốc đe dọa sự ổn định của khu vực.

"Chính quyền Mỹ cam kết dẫn đầu chính sách ngoại giao thúc đẩy lợi ích Mỹ và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", ông Blinken nhấn mạnh.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ