• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Indonesia nhắm đến tiêm kích Eurofighters trước sức ép Trung Quốc?

Thế giới 29/07/2020 10:12

(Tổ Quốc) - Indonesia đặt mục tiêu tăng cường sức mạnh không quân tại tiền tuyến trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức ép tại Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đang xem xét các tiêm kích Eurofighter đã qua sử dụng do Không quân Áo cung cấp, một giao dịch hướng đến tăng cường vị thế của họ trước các hành động của Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, theo trang Asia Times.

Giá cả dường như là một lý do khiến ông Prabowo quan tâm đến việc mua 15 chiếc Typhoon hai động cơ, do Áo sở hữu từ năm 20002, trong bối cảnh tranh cãi kéo dài về hiệu quả chi phí và cáo buộc tham nhũng.

Tính chiến lược của Typhoon

Nhưng không giống như những người tiền nhiệm của mình, Mitchowo có cái nhìn chiến lược hơn về những thiết bị mà Indonesia cần để tăng cường sức mạnh không quân tiền tuyến và cũng bổ sung thêm tàu khu trục tên lửa dẫn đường cho hải quân để đối mặt với những thách thức ngày càng tăng từ Trung Quốc ở biên giới phía bắc.

Indonesia nhắm đến tiêm kích Eurofighters trước sức ép Trung Quốc? - Ảnh 1.

Indonesia đang xem xét mua các tiêm kích Typhoon cũ. Ảnh: Twitter.

Được chuyển đến Sumatra vào năm 2014 để rút ngắn phạm vi chiến đấu của họ, các máy bay chiến đấu của không quân Indonesia gần đây đã tham gia vào một số cuộc diễn tập hải quân lớn nhất của nước này trong nhiều năm qua ở phía tây biển Java và vùng biển quanh quần đảo Natuna.

Bộ Quốc phòng Áo tuyên bố ba năm trước rằng họ dự định thay thế các máy bay chiến đấu vào năm 2020, nói rằng việc tiếp tục sử dụng Typhoon trong vòng đời 30 năm sẽ tiêu tốn 5 tỷ USD, phần lớn cho việc bảo trì.

Typhoons sẽ tăng cường thêm một nhánh hậu cần nữa cho Không quân Indonesia, hiện đang có một phi đội ở tiền tuyến gồm 16 máy bay chiến đấu đa năng Su-27/30 do Nga sản xuất và ba phi đội máy bay Lockheed Martin F-16 do Mỹ sản xuất, gần đây được sử dụng để tuần tra trên Biển Đông.

Việc mua thêm một phi đội máy bay phản lực tiên tiến của Sukhoi dường như không còn nhiều khả năng nữa vì lo sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với việc mua máy bay phản lực và tên lửa của Nga.

Prabowo đã tiếp cận Bộ trưởng Quốc phòng Áo Klaudia Tanner về đề xuất mua sắm này. Nếu việc mua bán được tiến hành, dự kiến Typhoons sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn Tranche 3A, để chúng có cả vai trò phòng không và tấn công mặt đất.

Indonesia sẽ là quốc gia châu Á đầu tiên vận hành Typhoon. Hơn 500 máy bay loại này hiện đang phục vụ cho chín lực lượng không quân ở châu Âu và Trung Đông. Đơn giá của một chiếc máy bay phản lực mới là 100 triệu USD

Trước khi Typhoon lọt vào mắt xanh của mình, Mitchowo đã xem xét máy bay chiến đấu đa năng Dassault Rafale mà Pháp tự phát triển sau khi họ rời khỏi chương trình Eurofighter trong một cuộc tranh chấp với Anh, Italy, Tây Ban Nha và Đức, các đối tác khác trong chương trình này.

Bộ trưởng này cũng gần như đã hoàn tất thỏa thuận mua 11 máy bay đánh chặn Su-35 mới của Nga, nhưng các nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Joko Widodo đã can thiệp vì ông lo lắng phản ứng của Washington và tác động tiềm tàng đối với thương mại Mỹ - Indonesia.

Đa dạng hóa nguồn cung vũ khí

Indonesia đã tìm cách đa dạng hóa việc mua vũ khí kể từ sau lệnh cấm vận 15 năm mà chính phủ Mỹ áp đặt đối với Indonesia về các hành động quân sự ở Đông Timor.

Indonesia cũng đã mua các tiêm kích F-16V được nâng cấp, biến thể mới nhất của loại máy bay chiến đấu một động cơ đã bắn hạ 76 máy bay địch mà chỉ mất một chiếc kể từ khi nó được ra mắt vào đầu những năm 1970.

Nhưng các nhà phân tích quốc phòng vẫn đang bối rối trước một quyết định gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, mở đường cho Indonesia mua tám máy bay vận tải cánh quạt nghiêng Bell-Boeing MV-22 Osprey và các thiết bị liên quan với giá 2 tỷ USD.

Tuyên bố này ngày 6/7 là một điều bất ngờ bởi vì nó chưa bao giờ nằm trong danh sách mong muốn của Prabowo.

Trong khi đó, Indonesia cũng đang xem xét bổ sung các máy bay vận tải Mi-17V5 của Nga, chi phí chỉ bằng một phần ba chi phí của Black Hawk và có thể mang theo một trung đội quân.

Các chuyên gia quốc phòng đã chỉ trích việc Indonesia gần đây nhất mua gần 750 triệu USD 8 máy bay trực thăng tấn công Apache AH-64 tối tân, cũng như việc mua 100 xe tăng Leopard của Đức, quá nặng đối với hầu hết các con đường và cây cầu.

Cả hai vụ mua sắm này dường như để bắt kịp các kho khí tài của nước láng giềng Singapore, Malaysia và Thái Lan hơn là cải thiện khả năng phòng thủ của đất nước quần đảo.

Mặc dù đại dịch virus corona đã tạo ra một bước lùi tạm thời về chi tiêu quốc phòng, nhưng Trung Quốc đã có những động thái ngày càng mạnh mẽ ở Biển Đông, điều buộc Indonesia phải chú ý hơn đến việc bảo vệ biên giới trên biển.

Trong một công hàm ngoại giao gửi lên Liên Hợp Quốc hồi tháng 5 năm ngoái, Indonesia cho biết họ không có ý định chấp nhận lời đề nghị đàm phán song phương của Trung Quốc để giải quyết các yêu sách chồng chéo về quyền và lợi ích hàng hải mà không có cơ sở trong luật pháp quốc tế.

Trong tuần qua, hạm đội phía tây của Indonesia đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân lớn nhất của họ ở vùng biển quanh Quần đảo Natuna, nơi xảy ra nhiều sự cố với các tàu cảnh sát biển Trung Quốc trong những năm gần đây.

Động thái này diễn ra sau khi Mỹ đưa hai nhóm tác chiến tàu sân bay tới Biển Đông. Để củng cố thêm quyết tâm của Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Mỹ đứng cùng với các đồng minh Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ