(Tổ Quốc) - Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif không tin Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chiến tranh với Iran.
Ngoại trưởng Iran - Mohammad Javad Zarif đã nói trên hãng Reuters rằng, Tổng thống Donald Trump có thể đang bị kéo vào luồng xung đột mới.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. Ảnh:Reuters
"Tôi không nghĩ Mỹ muốn chiến tranh. Tuy nhiên, điều này không bao gồm việc Tổng thống Mỹ đang bị kéo vào các căng thẳng có thể gây ra xung đột", ông Zarif nói trong một phỏng vấn về sứ mệnh Iran tại Liên Hợp Quốc tại New York.
Nhà Trắng hiện chưa đưa ra phản ứng trước bình luận của Ngoại trưởng Zarif. Ông Zarif cho rằng, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump – John Bolton và Thủ tưởng Israel Benjamin Netanyahu đang tạo nên nhiều căng thẳng và khiến Tổng thống Trump tạo nên nhiều áp lực cho Tehran.
"Các nhân vật này không hề muốn hướng giải quyết theo đàm phán. Tuy nhiên, điều này rõ ràng, Iran không bao giờ tìm kiếm tạo xung đột nhưng cũng sẽ không chạy trốn khỏi việc tự bảo vệ chính mình", ông Zarif nói.
Ngoại trưởng Zarif cũng cảnh báo khả năng, một số người có thể cố gắng để tạo ra sức ép căng thẳng dẫn đến khủng hoảng rộng hơn.
Các căng thẳng giữa Tehran và Washington liên tục gia tăng kể từ khi chính quyền Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran vào năm ngoái và bắt đầu ra tăng trừng phạt đối với nước này. Đầu tháng này, Mỹ đã đưa Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào danh sách đen cùng với việc tăng cường trừng phạt với nước này.
Ngoại trưởng Zarif cho rằng, Iran sẽ tiếp tục thận trọng phản ứng trước các chính sách "được cho là nguy hiểm" từ Mỹ. Lấy một ví dụ, ông Zarif nói rằng sẽ tiếp tục cho phép tàu chiến Mỹ ngang qua eo biển Hormuz – một tuyến hàng hải quốc tế.
"Luật chơi thay đổi"
Ngoại trưởng Zarfi gọi tuyên bố của Mỹ với IRGC là điều ngớ ngẩn đồng thời nói rằng Iran không có kế hoạch đưa ra bất kỳ phản ứng quân sự nào trừ khi Mỹ thay đổi luật gây ra các khó khăn với Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Quân đội Mỹ chưa có động thái thay đổi sau khi thông tin liệt kê IRGC vào danh sách đen.
"Chúng tôi sẽ thận trọng nhưng không có nghĩa rằng, nếu Mỹ thay đổi luật chơi thì chúng tôi vẫn phải có phản ứng", Ngoại trưởng Zarfi cho biết.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani từng đưa ra cảnh báo sẽ ngăn chặn tàu chở dầu từ các quốc gia vùng Vịnh nếu Washington vẫn muốn "bóp nghẹt" cơ hội xuất khẩu dầu của Iran.
Iran vẫn tăng cường xuất khẩu dầu mỗi ngày, kết nối vận chuyển từ eo biển Hormuz với các nhà sản xuất dầu thô Trung Đông và sau đó là đưa vào các thị trường châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Bắc Mỹ và xa hơn nữa.
Khi được hỏi liệu tàu chiến Mỹ có ngang qua eo biển Hormuz thì ông Zarif – nhà ngoại giao kỳ cựu với hơn 6 năm thâm niên làm Ngoại trưởng Iran cho biết: "Tàu có thể ngang qua eo biển Hormuz".
"Nếu Mỹ muốn tiếp tục thắt chặt luật và gây sức ép mạnh mẽ lên Iran, chúng tôi sẽ có hành động", Ngoại trưởng Zarif cho biết.
Mỹ luôn cáo buộc Tehran gây bất ổn tại Trung Đông và hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria - Bashar al-Assad gây ra nội chiến từ năm 2011.
Ông Qassem Soleimani - lãnh đạo lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã liên tục có mặt trên các trận tuyến ở Syria.
Ngoại trưởng Zarif cho biết, Iran sẽ tiếp tục cảnh giác tại Syria và Iraq sau khi đã đầu tư nguồn lực cho cuộc chiến dài lâu ở đây. Chúng tôi sẽ không dễ dàng từ bỏ cuộc chiến", Ngoại trưởng Zarif cho biết.
Ngày 22/4, Mỹ đã yêu cầu các nước chấm dứt việc mua dầu của Iran trong tháng Năm. Nếu vẫn tiếp tục mua có thể họ sẽ phải đối mặt với các trừng phạt. Hiện tại, phần lớn các quốc gia châu Á vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu của nước này.
Iran tiếp tục gay gắt trước trừng phạt dầu của Mỹ
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington nên chuẩn bị cho hậu quả nếu vẫn cố tình gây sức ép việc mua bán dầu của Iran.
Ngoại trưởng Iran – ông Javad Zarif tiếp tục chỉ trích mạnh mẽ đối với trừng phạt của Mỹ với những người mua dầu của Tehran đồng thời cảnh báo Washington nên chuẩn bị chịu hậu quả nếu vẫn tiếp tục can thiệp.
Mỹ thông báo các trừng phạt này từ tháng 11 năm ngoái, tuy nhiên, một số quốc gia vẫn được miễn trừ. Tuy nhiên, cho tới hiện tại các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chấm dứt miễn trừ lệnh trừng phạt trong tháng Năm tới đây.
"Điều chắc chắn rằng Iran sẽ tiếp tục bán dầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm đối tác mua dầu và sẽ tiếp tục sử dụng eo biển Hormuz trong quá trình vận chuyển giao dịch. Đây là lợi ích của chúng tôi – lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu nhằm giữ eo biên Hormuz tiếp tục mở cửa", ông Zarif nói thêm.
Ngoại trưởng Zarif cũng nói rằng, Iran không quá cần thiết để tiếp tục giữ thỏa thuận hạt nhân 2015 với phương Tây.
"Mỹ đã rời bàn đàm phán. Những các đàm phán vẫn có thể diễn ra. Tôi đã tham gia đàm phán tất cả các thỏa thuận và tôi biết, không phải chỉ Iran hay Mỹ sẽ có thỏa thuận tốt hơn", ông Zarif nói.
"Việc tạo sức ép đến cùng với Iran từ Mỹ có thể sẽ làm cho căng thẳng leo thang thêm. Các phản ứng chống lại Iran chỉ có thể tiếp thêm kháng cự và trả đũa có thể. Washington nên chú ý tới những bài học trước đây. Đó có thể là một cuộc khủng hoảng hạt nhân mới hoặc leo thang khu vực", ông Ali Vaez - giám đốc dự án Iran tại Crisis Group cho biết.