(Tổ Quốc) - Căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel sau các vụ đối đáp bằng tên lửa giữa hai bên có thể vượt khỏi sự kiểm soát.
Ngày 10/5, Israel tấn công tên lửa nhằm vào các mục tiêu Iran ở Syria. Phía Israel cho biết lực lượng của họ đã tấn công gần như tất cả các cơ sở hạ tầng quân sự của Iran tại Syria. Lý do là để đáp trả việc các lực lượng Iran tại Syria tấn công tên lửa nhằm vào các căn cứ quân sự của Israel ở Cao nguyên Golan đêm 9/5.
Mỹ gấp rút chuyển giao thêm tên lửa đánh chặn cho đồng minh Israel để đối phó Iran |
Không ai chịu ai
Iran và Israel là hai quốc gia thù địch nhau tại Trung Đông. Iran đã triển khai hàng trăm binh lính tới nước này làm cố vấn quân sự cho Syria. Hàng nghìn tay súng được Iran huấn luyện, chủ yếu từ phong trào Hezbollah của Liban, cũng đang chiến đấu bên cạnh quân đội Syria, đều chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Israel.
Cuộc nội chiến ở Syria bắt đầu diễn ra từ năm 2011. Tổng thống Syria Bashar Assad, với sự trợ giúp mạnh mẽ của các đồng minh bao gồm Iran, Nga và Hezbollah, đã xoay chuyển được tình thế, chiếm ưu thế so với các đối thủ. Iran đã cố gắng khai thác sự giúp đỡ của mình cho chế độ Assad để thiết lập một sự hiện diện quân sự vĩnh viễn tại Syria, mà Israel phản đối kịch liệt.
Israel không tham gia vào cuộc nội chiến ở Syria mà chỉ tập trung vào giám sát những căng thẳng trên biên giới với Syria, ở Cao nguyên Golan, nơi có xung đột giữa quân chính phủ với phe đối lập. Israel cũng đã phát động hơn 100 cuộc không kích vào Syria, hầu hết nhằm phá hủy việc chuyển giao các loại vũ khí tiên tiến cho Hezbollah ở Li băng. Những cuộc tuấn công đã gây ra căng thẳng giữa Israel và chế độ Assad nhưng cho đến nay vẫn chưa leo thang dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi sớm một khi Iran có dự.
Vào ngày 10/2/2018, một chiếc máy bay không người lái (UAV) của Iran, được phóng từ một căn cứ của Syria, đã xâm nhập vào lãnh thổ Israel, bị bắn hạ gần như ngay lập tức sau khi vượt qua biên giới. Israel trả đũa rất nhanh, bằng cách phá hủy trung tâm chỉ huy và hệ thống điều khiển của UAV, nằm sâu trong Syria, tại căn cứ quân sự T4. Ngày 9/4, Israel tiếp tục tấn công căn cứ quân sự này.
Trong cả hai lần tấn công căn cứ T4, Iran đã phải gánh chịu thiệt hại và có cả thương vong nhưng Iran đều không có hành động đáp trả.
Trong cuộc tấn công vào ngày 10/2, quân đội của Assad đã bắn 26 tên lửa chống lại các chiến đấu cơ của Israel và đã làm một chiếc tiêm kích F-16 của Israel trúng đạn. Mặc dù Tổng thống Assad đã chiến thắng trong cuộc nội chiến, ông biết rõ ràng Israel có sức mạnh hơn phiến quân mà ông phải đối mặt bên trong Syria.
Tổng thống Assad có thể kêu gọi các đồng minh của mình trợ giúp nhưng chỉ có thể là Iran và Hezbollah; Nga không muốn một cuộc chiến với Israel. Trong tương lai, Iran hoặc Hezbollah hoặc cả hai có thể tìm kiếm một cuộc chiến tranh như vậy.
Ngày 10/2, Israel đã tấn công đáp trả bằng cách tấn công mạng lưới phòng không của Assad sau khi phòng không Syria bắn hạ chiếc máy bay F-16 của Israel. Do đó, trong cuộc tấn công ngày 9/4, chế độ Assad đã không lặp lại những gì xảy ra vào ngày 10/2.
|
Nga kiềm chế can dự
Israel và Nga sau đó đã có thỏa thuận trong việc điều phối tránh va chạm ở không phận Syria. Nga có các máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không tầm xa ở Syria và có thể đánh chặn các máy bay của Israel. Iran hợp tác với Nga nhưng cả hai quốc gia cũng có nhưng khác biệt về lợi ích. Iran muốn thấy Israel đối đầu với Nga ở Syria nên Israel hết sức tránh xung đột như vậy.
Đối với Israel, việc triển khai lực lượng Iran ở Syria đang gia tăng nguy hiểm, ngay cả khi Iran vẫn không tấn công Israel từ Syria. Trước hết, Iran cần củng cố sự hiện diện bên trong Syria và đó cũng chính là những gì Israel muốn ngăn chặn. Hiện chưa rõ Iran đang có kế hoạch và mục đích gì ở Syria nhưng chắc chắn họ sẽ nhằm vào Israel.
Israel có thể tấn công các lực lượng Iran ở Syria, đặc biệt là nếu Iran tấn công Israel. Israel có thể gây ra ảnh hưởng đến vị trí của Iran ở Trung Đông.
Israel khẳng định rằng nếu Iran tấn công Israel từ Syria, Israel có quyền tự vệ, và có thể tấn công lại Iran. Trong đó có các địa điểm hạt nhân của họ.
Việc Iran tăng cường can dự ở Syria được coi là một nguy cơ đối với Israel nhưng cũng tạo ra một số cơ hội trong tình hình hiện nay.
Mỹ lên tiếng bênh vực “quyền phòng vệ” của Israel trước Iran. Washington nêu rõ việc Iran triển khai các hệ thống tên lửa tấn công tại Syria nhằm vào Israel là diễn biến làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Ngày 9/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi Israel và Iran đối thoại sau vụ tấn công của Israel nhằm vào các mục tiêu của Iran ở Syria. Sergei Lavrov nhấn mạnh tất cả các vấn đề cần được giải quyết thông qua đối thoại, đồng thời hối thúc Israel và Iran tránh những hành động có thể làm leo thang xung đột.
Cả Israel và Iran đều có những nhu cầu đối nội để tỏ ra cứng rắn trong những đòn trả đũa nhau. Syria trở thành mảnh đất để hai bên đấu trí, đấu lực./.
Hoài Nam (Gt)