• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kế hoạch triển khai vaccine của Trung Quốc vươn ra toàn cầu

Thế giới 16/03/2021 14:06

(Tổ Quốc) - Trung Quốc có thể tăng cường số lượng vaccine đủ để phân phối trong nước và quốc tế.

Vươn ra toàn cầu

Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng phòng Covid-19 cho ít nhất 500 triệu người trong 4 tháng. Đây được xem là một thách thức cho ngành công nghiệp nước này cũng như đóng góp nỗ lực cho chương trình tiêm chủng của thế giới.

Kế hoạch triển khai vaccine của Trung Quốc vươn ra toàn cầu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hãng Reuters cho biết, Trung Quốc có thể tăng cường sản xuất số lượng vaccine đủ để phân phối trong nước và hàng chục quốc gia khác từ châu Phi đến Mỹ Latin. Ba nhà sản xuất vaccine của Trung Quốc là Sinopharm, CanSinoBIO và Sinovac Biotech đã được cấp phép triển khai vaccine nhưng chưa đảm bảo số lượng phân phối. Vì vậy, giới chuyên gia đặt ra nghi ngờ về chương trình vaccine toàn cầu của Bắc Kinh nhằm nỗ lực chấm dứt đại dịch.

"Các dữ liệu sản xuất chính xác có thể giúp xác định thời điểm các liều vaccine sẵn sàng và người dân có thể biết được khi nào cuộc sống của họ có thể trở lại bình thường", ông Pancorbo – Giám đốc chương trình và nghiên cứu công nghiệp thuộc trung tâm đào tạo và giáo dục sản xuất sinh học  tại Đại học North Carolina cho biết.

Theo CNN, Trung Quốc đã bắt đầu và triển khai cấp phép sử dụng vaccine khẩn cấp vào tháng Bảy. Tuy nhiên, số lượng người tham gia tiêm phòng dưới 4% trong tổng dân số cả nước, đứng sau các quốc gia như Israel, Anh và Mỹ. Hiện tại số lượng người tham gia tiêm chủng vaccine của Bắc Kinh đã tăng nhiều, đặt mục tiêu khoảng 40% người dân Trung Quốc sẽ tiêm phòng vaccine vào cuối tháng Sáu năm nay.

Theo giới phát triển vaccine, các nhà sản xuất Trung Quốc có thể đạt công suất sản xuất hàng năm khoảng 3,6 tỷ liều vào cuối năm nay. Với công suất như vậy, Trung Quốc có khả năng đảm bảo vaccine tiêm cho toàn bộ dân số Trung Quốc và có thể cung cấp thêm ít nhất 463 triệu liều sang các nước khác theo chương trình quyên góp hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, đến hiện tại, chưa một nhà sản xuất vaccine được cấp phép nào ở Trung Quốc nêu rõ chi tiết số lượng sản xuất sau khi mở rộng quy mô gần đây.

"Các nhà sản xuất vaccine của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng sẽ tăng dần lên", ông Tian Yulong – một quan chức của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin nói trong buổi họp báo vào ngày 14/3.

Tuy nhiên, ông ian Yulong từ chối tiết lộ tỷ lệ sản xuất và mức cung ứng vaccine của Trung Quốc. Giới chuyên gia cảnh báo mặc dù có đủ năng lực sẵn sàng nhưng nếu gián đoạn nguồn cung nguyên liệu thì các nhà sản xuất cũng không thể vận hành hết tốc độ nhà máy.

"Khó đoán trước"

"Tất cả các lọ, hộp, ống tiêm, kim tiêm – những thứ đó lấy từ đâu? Bà Harris Makatsoris – Giáo sư ngành hệ thống sản xuất bền vững tại King's College London nói. "Câu hỏi đặt ra các công ty này có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu trong nước và toàn cầu hay không?".

Phía Sinovac khẳng định vào đầu tháng Hai rằng năng lực sản xuất thành phẩm không đảm bảo số lượng lớn nhưng các đối tác nước ngoài có thể hỗ trợ công đoạn đưa vaccine vào lọ và ống tiêm. Một phát ngôn viên của Sinovac nói trên Reuters rằng có thể thay đổi loại lọ đựng và có thể nhanh chóng mở rộng sản xuất nếu Trung Quốc và các nước khác chấp nhận lọ lớn hơn và tăng lượng vaccineọa

Các nhà sản xuất thuốc khắp thế giới đang gặp khó khăn để đáp ứng các nhu cầu vaccine khắp thế giới.

Gao Fu, người đứng đầu trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cho rằng nước này đang sản xuất số lượng đủ để đáp ứng các mục tiêu đặt ra nhưng vẫn cảnh báo quá trình đáp ứng tiêu chuẩn rất phức tạp.

Trước khi bắt đầu sản xuất đại trà, dây chuyền mới cần phải đáp ứng thông qua quá trình chạy thử nghiệm và tinh chỉnh. Quy trình này có thể ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.

"Bạn có thể sản xuất một lô vaccine nhưng không đáp ứng yêu cầu và sau đó phải làm được và thay đổi. Điều này có thể xảy ra tương tự với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà không chỉ riêng Trung Quốc", ông Zoltan Kis – nhà nghiên cứu về vaccine thuộc Đại học Imerial College London cho biết.

Các nhà sản xuất vaccine phương Tây cũng đang gặp khó khăn trong quá trình sản xuất. Hiện tại AstraZeneca cũng đang đối mặt với thách thức khi chưa đảm bao theo đúng cam kết phân phối cho liên minh châu Âu.

"Các công ty này luôn đánh giá quá cao năng lực sản xuất và phân phối vaccine, một phần bởi vì không nắm được thông tin số lượng khiến khả năng ước tính nguồn cung gặp khó khăn", ông Jerome Kim – Tổng Giám đốc Viện Vaccine quốc tế - một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Hàn Quốc cho biết.

Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai chương trình vaccine. Theo ông Kim, điều khiến ông lo lắng đầu tiên là về nguồn cung, sau đó đến phân phối và cuối cùng là sự chấp nhận.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ