(Tổ Quốc) - Lực lượng cực đoan Syria tuyên bố sẽ không tuân thủ theo thỏa thuận giữa Moscow và Ankara cho nỗ lực phi quân sự tại khu vực Idlib trong bối cảnh hiện tại.
Thất bại thỏa thuận ngừng bắn Idlib
Trước đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua thỏa thuận khu vực phi quân sự nhằm ngăn chặn cuộc tấn công Idlib. Giới quan sát cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang trở nên mềm mỏng hơn trong việc giải quyết các vấn đề Syria vào thời điểm hiện tại.Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan đã thống nhất cho một thỏa thuận phi quân sự và tạm dừng cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào phe đối lập Syria tại Idlib.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua thỏa thuận khu vực phi quân sự nhằm ngăn chặn cuộc tấn công Idlib. Ảnh: AP
Với khoảng 70.000 tay súng và gần 3 triệu thường dân, tỉnh Idlib là thành lũy quan trọng cuối cùng của lực lượng nổi dậy và các nhóm cực đoan tại Syria. Hơn một nửa trong số thường dân đang có mặt tại đây tới từ các vùng chiến sự khác theo những thỏa thuận do Nga đề xuất, giữa chính phủ và quân nổi dậy.
Kế hoạch nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của chính quyền Tổng thống Assad tại khu vực do lực lượng nổi dậy nắm quyền tại Syria đã bị đổ vỡ vào ngày 15/10 khi nhóm lực lượng cực đoan bất chấp kháng lại thỏa thuận ngừng bắn Idlib.
Tuy nhiên, Nga vẫn tiếp tục ngăn chặn chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad phát động cuộc tấn công nhằm lấy lại Idlib- khu vực phía Tây Bắc Syria. Moscow hiện tại vẫn cố gắng hạn chế tối đa các cuộc tấn công đồng thời nỗ lực tìm kiếm thiết lập chính trị kết thúc chiến tranh Syria và hàn gắn vai trò ảnh hưởng của Moscow tại Trung Đông.
"Nga muốn giải quyết khủng hoảng ngoại giao để đảm bảo cho thành công quân sự. Hướng giải quyết như vậy có thể định hướng cho việc chia sẻ quyền lực tại Syria hoặc ít nhất vùng đất này phải thừa nhận ảnh hưởng quan trọng của Moscow",
Giám đốc Trung tâm Carnegie ở Moscow Dmitri Trenin nói.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ lo ngại cho một cuộc tấn công vào Idlib sẽ khiến cho hàng trăm nghìn người dân Syria đổ bộ vào lãnh thổ Syria. Moscow và Ankara tháng trước đã thông qua một thỏa thuận tạo vùng đệm giữ khoảng cách giữa lãnh thổ bị kiểm soát do một bên là phe đối lập và một bên là quân đội chính phủ tại Idlib. Hàng nghìn lực lượng nổi dậy đã dồn về Idlib khi quân đội chính phủ Syria từng bước chiếm lại khu vực lớn của đất nước.
Thỏa thuận giữa Moscow và Ankara cũng yêu cầu tất cả các vũ khí hạng nặng và các chiến binh cấp tiến phải di chuyển ra khỏi vùng đệm với sự giám sát của quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
"Chính quyền Syria lên tiếng sẵn sàng cuộc chiến cuối"
Mối đe dọa lớn nhất đối với sự thành công từ thỏa thuận giữa Moscow và Ankara là nhóm Hayat Tahrir al-Sham, tiền thân là Mặt trận Al-Nusra. HTS là chìa khóa cho bất kỳ thỏa thuận nào vì hiện lực lượng này và các nhóm cực đoan khác đang kiểm soát hơn một nửa tỉnh Idlib và phần lớn các khu vực vùng đệm được đề xuất.
HTS trong những ngày gần đây liên tục giảm đi sức đề kháng với thỏa thuận. Lực lượng Hayat Tahrir al-Sham đã từ chối việc chiến đấu hoặc giải giáp vũ khí có nêu rõ trong thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
"Vào ngày 15/10, lực lượng phiến quân đã không rời khỏi khu vực được phân định – vị trí ghi trong thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ",
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria tại Anh cho biết.
Thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib cũng có tác động ít nhiều đến chính quyền Tổng thống Assad. Tổng thống Assad đã nhiều lần tuyên bố quyết tâm lấy lại toàn bộ đất nước và cho rằng, thỏa thuận ngừng bắn Idlib giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là "biện pháp tạm thời" trước khi trả lại Idlib quyền kiểm soát của chính phủ Syria.
Trong một buổi họp báo vào ngày 15/10, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem cho biết, quân đội chính phủ Syria đã triển khai gần Idlib và sẵn sàng cho cuộc tấn công nếu lực lượng nổi dậy không rút khỏi. Tuy nhiên, chính quyền Syria cần sự hỗ trợ từ lực lượng không quân Nga để lấy lại Idlib. Nga muốn ngăn chặn cuộc chiến nổ ra trong thời điểm Moscow đang tìm cách khôi phục lại vị trí trong khu vực. Điều này có nghĩa rằng, Moscow bỏ lại một số vùng đất ra ngoài kiểm soát của đồng minh Syria.
Tuy nhiên, Nga cùng muốn quét sạch lực lượng mà họ xem giống như khủng bố tại Idlib và có thể vẫn muốn hỗ trợ thêm chính quyền Syria nếu thỏa thuận thất bại.
Chiến thuật của Nga đối với Syria ở phút chót vẫn còn để lại nhiều hoài nghi.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang mở rộng sự hiện diện tại phía Tây Bắc Syria trong bối cảnh lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn đang chiếm đóng ở phía Đông Bắc khu vực này, ước tính khoảng 1/4 lãnh thổ đất nước. Ankara xem lực lượng người Kurd giống như đại diện cho khủng bố và gia tăng mức cảnh báo về mối đe dọa.
Trong những ngày gần đây, lực lượng HTS luôn bày tỏ phản đối kế hoạch phi quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đồng thời cho biết sẽ không tuân thủ kế hoạch. Tuy nhiên, vào thời thời điểm này, họ vẫn tiếp tục từ chối việc rút khỏi tỉnh Idlib và duy trì lời kêu gọi cho cuộc chiến cuối cùng tại Idlib./.