• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Kẻ thù chỉ là kẻ thù”: Ngụ ý là Nga hay chỉ đích danh Trung Quốc?

Thế giới 11/01/2017 21:59

(Tổ Quốc) - Trong một bình luận Twitter gần đây, ông Trump đã viết: “Kẻ thù chỉ là kẻ thù”, điều này đã gây nên nhiều nghi ngờ đích danh kẻ thù ở đây là ai?

Trong số rất nhiều động thái “khác thường” của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump trước lễ nhậm chức chính thức thì vấn đề mâu thuẫn “nặng nề” của Đảng dân chủ và cộng hòa chỉ đều xuất phát từ tín hiệu hâm mộ của ông Trump với ông Putin nhằm cải thiện quan hệ Mỹ-Nga. Tuyệt nhiên, điều này sẽ không thái quá nếu như không có những vụ việc dính líu an ninh mạng mà cơ quan tình báo Mỹ chỉ đích danh sự can thiệp của Nga.

 

Phải chăng tân Tổng thống Trump đang bị ảnh hưởng bởi “bản năng” làm kinh tế trước đó. Về bản năng, có thể ông Trump luôn cho rằng ông Putin là bạn tri kỷ cho dù giờ đây đã là Tổng thống quyền lực. Mong muốn thúc đẩy quan hệ giữa Nga-Mỹ lâu dài trong cuộc chiến chống khủng bố lực lượng hồi giáo có thể là suy nghĩ của ông Trump hiện tại. Những động thái “dễ thông cảm” của ông Trump với Nga sau khi ông Obama ban hành các lệnh trừng phạt nghiêm khắc về kinh tế và ngoại giao là một minh chứng dễ hiểu cho sự hâm mộ ông Putin đã thuộc về bản năng của Trump.

Duy trì chiến lược “Một tới Trung Quốc và một tới Liên Xô”

Trong khi báo chí và truyền thông Mỹ liên tục gay gắt với với bê bối an ninh mạng của Nga trong suốt bầu cử Mỹ thì Trump lại dồn sự chú ý vào Trung Quốc. Điều này phần nào gợi lại chiến thuật ngoại giao kỳ cục (Triangular Diplomacy)  trong quá khứ của hai cựu Tổng thống Nixon và  cố vấn an ninh quốc gia Kissinger trước đó.

Năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon chỉ định Kissinger làm cố vấn an ninh quốc gia. Triết lý chủ đạo của ông là chính sách đối ngoại phải phục vụ lợi ích quốc gia – một quan điểm thực dụng được gán cho cái tên ‘realpolitik’ (chính trị hiện thực). Kissinger đã sắp xếp hai chuyến thăm thượng đỉnh nổi tiếng của Nixon: một tới Trung Quốc và một tới Liên Xô, cùng trong năm 1972. Những chuyến thăm này mở ra chính sách hòa dịu (détente), qua đó Mỹ cố gắng giải tỏa căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc cộng sản.

Tờ The New York Times cho hay,  thời điểm trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, ba nhân vật đứng đầu trong bản danh sách những “người đặc biệt” này của nhà lãnh đạo Nga có: Ngôi sao phim hành động Steven Seagal, vừa được ông Putin tận tay trao hộ chiếu Nga vào năm 2016; ông trùm dầu khí Rex Tillerson, người vừa được ông Donald Trump chọn đề xuất cho vị trí ngoại trưởng Mỹ và nhà ngoại giao Mỹ kiêm cố vấn chính sách kỳ cựu Henry Kissinger.

Tổng thống  Putin từng tiết lộ: “Tôi từng làm việc trong ngành tình báo”, chiến lược gia người Mỹ đã bày tỏ sự đánh giá cao và thân mật dành lời khen: “Những người giỏi đều bắt đầu từ ngành tình báo. Bản thân tôi cũng thế”. Mối quan hệ thân mật này được ông Kissinger duy trì suốt nhiều năm qua, mặc cho quan hệ giữa Washington và Moscow có nhiều lúc thăng trầm.

Tại nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Nixon đã từng dính líu đến vết rạn nứt của hai quốc gia quyền lực nhất thế giới là Liên bang Xô-viết và TrunG Quốc.. Trong những năm 1969, Trung Quốc từng tuyên bố thắng Liên Bang Xô – Viết nhưng lại bật đèn xanh tỏ ý với Mỹ.

Nhìn vào những thuận lợi của Trung Quốc và muốn dồn Liên bang Xô-viết vào ngõ cụt, Tổng thống Nixon đã nới lỏng lệnh cấm vận và bắt đầu khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh. Đến năm 1971, Trung Quốc và Mỹ có phối hợp thi đấu bóng bàn và thúc đẩy quan hệ trong chiến lược ngoại giao quan thể thao (ping pong diplomacy). Ông Kisinger đã có chuyến thăm “bí mật” đến Trung Quốc gặp gỡ các lãnh đạo hàng đầu của Bắc Kinh và thông báo rằng, Mỹ sẵn sàng đưa Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc. Một năm sau đó, ông Nixon bay đến Bắc Kinh và trở thành đối tác thường xuyên với nhau. Thậm chí, báo chí Mỹ đến nay vẫn cho rằng, cả ông Nixon và Kisinger đang “đóng dấu” sự thay đổi mạnh trong quan hệ giữa Trung – Mỹ và “lờ” Liên bang Xô-Viết. Nước Nga giờ đây thậm chí còn nhiều ngờ vực trong việc thân với Mỹ khi từng đối mặt với Trung Quốc.

Thúc đẩy tam giác ngoại giao Trung – Nga – Mỹ

Tờ The Washington Post đã từng viết : Khi Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger ngồi lại vào ngày 14-2-1972 để bàn luận về chuyến đi sắp tới của Nixon đến Trung Quốc, ông Kissinger đã so sánh rằng Trung Quốc “cũng nguy hiểm” đối với Mỹ tương tự như Nga, thậm chí “trong một giai đoạn sẽ còn nguy hiểm hơn nhiều”. Nhà chiến lược kỳ cựu của Mỹ khi đó đã nhận định với Nixon: “Trong vòng 20 năm tới, người kế nhiệm ngài, nếu đủ thông minh như ngài, sẽ phải ngả về phía Nga để đối đầu với Trung Quốc”. Ông cho rằng để “chơi ván cờ cân bằng quyền lực này”, Washington sẽ không được phép để cảm xúc chen vào. Ông dự đoán Nixon thời điểm đó Mỹ cần Trung Quốc và đưa ra các biện pháp "trừng phạt" Liên Xô, nhưng trong tương lai điều này sẽ thay đổi ngược lại.

Đối với Tổng thống tân cử Donald Trump, ông cũng  xem Kissinger là “người đặc biệt”. Ông Kissinger  đã nhiều lần gặp riêng ông Trump trên chính trường quốc tế để chia sẻ các lời tư vấn về chính sách đối ngoại Mỹ và tình hình quốc tế. Cựu ngoại trưởng Mỹ cũng có nhiều phát biểu bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với “hiện tượng” Donald Trump. Kể cả khi ông Trump gây nên cú địa chấn điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn “chọc giận” Bắc Kinh, ông vẫn “tự tin, lạc quan và tràn đầy hy vọng” rằng người kế nhiệm ông Obama sẽ tôn trọng truyền thống ngoại giao Mỹ-Trung và chính sách “một Trung Quốc” mà ông từng đàm phán thành công.

Suốt nhiều năm qua, Kissinger luôn cho rằng việc thúc đẩy sự cân bằng quyền lực Nga-Mỹ sẽ giúp cải thiện sự ổn định của thế giới. “Sự tin tưởng lẫn nhau đã tiêu tan. Đối đầu thế chỗ cho hợp tác” - ông Kissinger nhận định. Ông cho rằng vấn đề lớn nhất giữa cả hai nước là sự khác biệt về nhận thức giữa hai quốc gia và thách thức lớn nhất trong mối quan hệ giữa hai cường quốc là đưa nền tảng nhận thức giữa hai nước trở lại gần nhau hơn. Đối với Kissinger, nước Nga với vai trò là nước lớn luôn là một phần không thể thiếu để duy trì sự ổn định của thế giới. Vì thế, ông cho rằng cần nhanh chóng xây dựng một nhận thức chiến lược chung cho mối quan hệ Nga-Mỹ, mà trong đó các điểm khác biệt và gây căng thẳng có thể được kiểm soát thông qua đối thoại.

Không thể đoán được rằng liệu ông Trump có muốn lật lại ván cờ tam giác quan hệ Trung-Nga-Mỹ hay không? Tuy nhiên, những luận điệu được cho là hà khắc trong chính sách thương mại của Trung Quốc và khuynh hướng mở rộng thị trường sang Nam Á. Cùng với đó là những động thái mềm mỏng với Nga, và phần nào có cả với Trung Quốc sẽ chưa thể đoán trước được tất cả.

Tờ China Daily tuần trước còn thông báo rằng, Chính quyền mới của Mỹ sẽ không “đối đầu” với Trung Quốc mà thay vào đó sẽ là đối mặt với vấn đề và chung tay giải quyết. Đây là điều mà Trung Quốc không bao giờ có được khi Tổng thống Obama vẫn là ông chủ Nhà Trắng. Rõ ràng, Bắc Kinh không lo sợ quá nhiều vào chính quyền ông Trump nhưng chắc chắn sẽ có cảnh giác.

 (Theo China Daily, Nytimes & Washington Post)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ