• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Khó lường” sức nóng thống trị Shangri-La 2017

Thế giới 01/06/2017 22:15

(Tổ Quốc) - Cuối tuần này, Đối thoại Shangri-La (SLD) – Hội nghị hàng đầu của châu Á về an ninh do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tổ chức - sẽ diễn ra tại Singapore từ 2-4/6.

Cuối tuần này, Đối thoại Shangri-La (SLD) – Hội nghị hàng đầu của châu Á về an ninh do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tổ chức - sẽ diễn ra tại Singapore từ 2-4/6.

SLD năm nay sẽ có sự tham dự từ các Bộ trưởng Quốc phòng đến từ Mỹ, Australia, Canada, Pháp, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand và Philippines cùng nhiều đại diện từ mọi cấp độ của các quốc gia khác. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu sẽ tham dự các phiên thảo luận tại Đối thoại Shangri-La cũng như tiếp xúc song phương.

Hội nghị này gồm nhiều phiên họp toàn thể với các bài phát biểu của nhiều Bộ trưởng Quốc phòng các nước, tập trung vào nhiều chủ đề từ chính sách quốc phòng đến xử lý khủng hoảng - và các phiên họp đặc biệt tập trung vào các vấn đề như hạt nhân và các công nghệ mới nổi. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull sẽ có ra bài phát biểu quan trọng vào tối ngày 2/6 để khởi động SLD 2017.

Bức tranh rõ hơn từ Mỹ

Về các lĩnh vực trọng tâm trong các cuộc thảo luận chính thức, nhiều sự chú ý trong năm nay có thể sẽ là về chính sách của Mỹ ở Châu Á. Theo The Diplomat, đây là một điều chắc chắn vì hiếm khi quan điểm của Washington không lọt vào tiêu điểm tại SLD cho dù đó là vì lợi ích riêng của họ hay trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung (sau Đối thoại Shangri – La năm ngoái đã có nhiều sóng gió).

Nhiều sự chú ý sẽ được đặt vào bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trong phiên toàn thể đầu tiên vào sáng 3/6. (Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, mối quan tâm của Mỹ sẽ đặc biệt được chú ý trong năm nay sau khi châu Á đang có nhiều lo ngại về những yếu tố khó đoán định trong chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tạo ra trong một số khu vực.

Trên nền tảng này, nhiều sự chú ý sẽ được đặt vào bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trong phiên toàn thể đầu tiên vào sáng 3/6. Mặc dù thực tế là ông Mattis chỉ đại diện cho một quan điểm về chính sách của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền mới – mới chỉ có 6 tháng làm việc, với hầu hết các vị trí cao cấp vẫn chưa được hoàn thành và với nhiều câu hỏi vẫn còn kéo dài về định hướng chung của chính sách trong nước và nước ngoài.

Reuters gần đây có nhận định rằng ông Jim Mattis dự kiến sẽ thúc đẩy hợp tác hơn nữa để ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Bên cạnh đó, việc Mỹ lần đầu mở lại FONOP tại Biển Đông – lần đầu tiên dưới thời ông Trump, dù phần nào làm giảm lo ngại tại khu vực về sự hiện diện của Mỹ tại đây, các nhà ngoại giao châu Á vẫn đang hy vọng có sự hiểu biết rõ ràng hơn về chính sách của ông Trump khi ông Mattis tham dự Shangri- La năm nay.

Reuters dẫn lời Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Abraham Denmark cho biết, mặc dù ông Mattis sẽ tập trung vào Triều Tiên, điều quan trọng là ông  ấy cũng phải đưa ra một chính sách khu vực rõ nét hơn để giảm bớt lo lắng.

Ông Denmark nói: "Khu vực sẽ chú ý rất nhiều ... và mục tiêu của Bộ trưởng Mattis là cần nhấn mạnh rõ ràng về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Các điểm nóng khu vực

SLD cũng mang đến cơ hội để "kiểm tra nhiệt độ" của khu vực về các vấn đề an ninh nhất định, đặc biệt là các điểm nóng chính như Biển Đông hay Triều Tiên. Thảo luận của các đại biểu tại SLD năm ngoái đã tập trung nhiều như đoán vào vấn đề Biển Đông, phù hợp với tình hình là cuộc đối thoại diễn ra chỉ vài tuần trước phiên tòa Trọng tài thường trực về Biển Đông – điều nhiều người đã dự đoán về các phán quyết chống lại Trung Quốc.

Năm nay, Biển Đông sẽ vẫn được chú ý, đặc biệt là trong bối cảnh trật tự thế giới dựa trên luật pháp –và là chủ đề của một trong các phiên thảo luận toàn thể. Mặc dù các nội dung chính có xu hướng tập trung vào lập trường của Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte đảm nhiệm chức vụ Tổng thống, , nhưng các đại biểu vẫn sẽ nhấn mạnh những thách thức lâu dài mà Manila cùng với ASEAN và các đối tác bên ngoài như Hoa Kỳ gặp phải về vấn đề Biển Đông như trước khi ông Duterte lên nắm quyền.

Bên cạnh đó, với những gì chúng ta đã thấy trong vài tháng qua - từ các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng  hay cái chết của công dân Triều Tiên Kim Chol – người được cho là có tên thật Kim Jong-nam và là anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un – cho thấy Triều Tiên cũng có thể là một chủ đề nóng.

Và như tôi đã lưu ý trước đây, SLD cũng có xu hướng tập trung vào các vấn đề và khu vực khác mặc dù chúng không được phản ánh trong các bình luận của các phương tiện truyền thông về các cuộc thảo luận, như Nhà nước Hồi giáo IS hay thậm chí Biển Sulu, Sulawesi nơi mà các hoạt động tuần tra ba bên đã được thúc đẩy bởi Malaysia, Indonesia và Philippines.

SLD xưa nay không chỉ là một diễn đàn để thảo luận các vấn đề, mà còn là nơi để tranh luận và phát triển các giải pháp tiềm năng cho các thách thức khu vực đang diễn ra theo một cách cụ thể. Điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay cũng như trong toàn bộ cuộc đối thoại, mặc dù cũng có một phiên họp toàn thể nhằm tìm kiếm cơ sở chung về an ninh khu vực và một phiên họp đặc biệt về các biện pháp thực tế để tránh xung đột trên biển.

(Theo The Diplomat, Reuters)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ