(Tổ Quốc) - Tổng thống Trump liên tục bày tỏ nghi ngờ về các thỏa thuận và hiệp ước của Mỹ đối với thế giới.
Căng thẳng Trung Quốc , Iran và châu Âu
Các tuyên bố áp lệnh trừng phạt và hành động quân sự cũng gây căng thẳng đối với toàn thế giới trong thời gian qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Trung Quốc và Mỹ vừa tuyên bố chấm dứt căng thẳng thương mại giữa hai nước sau một thời gian dài bùng nổ leo thang. Tờ China Daily cho biết, Mỹ đang thất bại trong nỗ lực lấy lại niềm tin của bạn bè và đồng minh toàn cầu khi chính quyền Tổng thống Trump liên tục đưa ra tuyên bố ngừng tham gia các thỏa thuận và hiệp ước.
Tạp chí Der Spiegel cho biết, châu Âu xem xét việc Mỹ ra khỏi thỏa thuận Liên Hợp Quốc, bao gồm 6 nước tham gia sẽ khiến Iran tăng cường các chương trình hạt nhân trong thời gian tới.
Theo Der Spiegel, Mỹ đang cố gắng để đi ngược lại với thế giới. Chỉ duy nhất trường hợp ngoại lệ là Israel. Tạp chí này cho rằng, Washington dường như đang ủng hộ cho cuộc tấn công tồi tệ đẫm máu nhất lịch sử của Israel sau cuộc biểu tình của người Palestine tại Gaza. Sự việc này liên tục chịu sự chỉ trích của toàn thế giới.
Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cũng gây nhiều tranh cãi. Các đối tác thương mại của Mỹ tại châu Âu cũng liên tục bị đe dọa bởi các trừng phạt thương mại của Mỹ nhằm vào họ. Trước đó, Mỹ cũng đã rút khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu vào năm 2016. Đây là tín hiệu đầu tiên cho quan hệ đi xuống giữa châu Âu và Mỹ.
Der Spiegel nhấn mạnh, quyết định của Tổng thống Trump về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đánh dấu sự tạm hoãn cho quan hệ liên minh xuyên Đại Tây Dương và một lần nữa khiến trật tự thế giới đảo lộn.
“Mối quan hệ của châu Âu với Mỹ không thể gọi là tình cảm bạn bè và càng khó để hiểu theo quan hệ đối tác. Phương Tây hiểu rằng, điều đó không còn tồn tại. Điều này cũng không thể vượt qua sau các động thái của Washington”, tạp chí cho biết.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton lên tiếng về trừng phạt của Mỹ đối với các quốc gia châu Âu và cho rằng, bất kỳ hoạt động thương mại nào của phương Tây với Iran đều được xem là vi phạm sau khi Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Châu Âu hiểu xem điều này là vi phạm chủ quyền và thỏa thuận quốc tế. Tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng lên tiếng “đè bẹp” kinh tế Iran và xem đây là đòn trừng phạt đối với Tehran.Thực tế, các quốc gia châu Âu đang tìm cách để xoa dịu bất kỳ các trừng phạt của Mỹ nhắm vào các công ty của họ có kết nối thương mại với phía Iran.
Tuy nhiên, điều này phá hủy quan hệ của Mỹ với châu Âu nhanh chóng. Chẳng hạn TrunG Quốc không còn quan tâm đến bất kỳ căng thẳng của Mỹ với Iran nữa.
Đến Triều Tiên, Nga và Trung Đông
Mỹ cũng đang tạo nên nhiều căng thẳng với Triều Tiên. Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng liên tục bỏ ngỏ và chưa xác định thời gian.
Ngay cả Nhật Bản, đồng minh trung thành của Mỹ cũng đang hoang mạng trong quan hệ với Mỹ. Tokyo dường như cũng đang có quan hệ tốt hơn với Bắc Kinh và đang mất niềm tin vào Washongton. Vào giữa tháng Tư, Nhật Bản đã cố gắng thiết lập quan hệ thường xuyên với Trung Quốc nhằm tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ hai nước.
Với Nga, Washington và Mỹ cũng đang thời điểm căng thẳng. Mỹ đã từng đưa thiết bị quân sự tấn công dọc biên giới phía Tây của Nga yêu cầu Moscow trả lại Crime cho Ukraine, tiếp tục ném bom vào các vị trí của chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn. Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger thời Tổng thống Nixon từng khuyên ông Trump nên chấp nhận vấn đề Crimea đối với Nga. Tuy nhiên, chính quyền Trump không chấp nhận điều này và vẫn khăng khẳng đòi Moscow trả lại Crimea cho Ukraine.
Theo các nhà quan sát, chính quyền Tổng thống Trump đang khiến cho mọi thứ đảo lộn. Từ quan hệ với châu Âu, Nga đến Nhật Bản và Triều Tiên.
Các nhà quan sát đặt ra câu hỏi phản ứng của Mỹ đối với Nga tại Trung Đông? Trước khi làm bất kỳ điều gì, các nhà hoạch định chính sách phải nhận ra một thực tế rằng: Người Nga không thể dễ dàng bị đẩy ra xa. Họ có chiến lược có thể làm suy yếu phương Tây và bắt đầu tại Trung Đông.Nga gia tăng và mở rộng ảnh hưởng của họ tại khu vực này.
Thêm vào đó, các quan chức khác cũng đặt ra hai câu hỏi: Thứ nhất, đâu là điều quan trọng đối với Mỹ tại Trung Đông? Câu trả lời thẳng thắn là vấn đề Iran, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, sự đảm bảo cho an ninh Israel và chắc chắn không để một quốc gia nào nổi lên trong khu vực. Thứ hai, điều gì đang khiến các nhà lãnh đạo khu vực tìm kiếm cơ hội gần gũi với Moscow?
Theo foreign policy, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel, Saudi và Ả rập đều khiến các nhà quan sát chính trị Mỹ đau đầu. Họ nhận ra rằng, các xung đột chính trị của Mỹ có thể ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Trong thập kỷ qua, Ai Cập, Saudi Arabia và Israel đều là các chủ đề gây chia rẽ tại Mỹ.
Các nhà lãnh đạo Trung Đông từ lâu đã phụ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên, giờ đây họ sẽ có lựa chọn khác hướng về Nga. Mỹ bày tỏ lo lắng về động thái này.