(Tổ Quốc) - Vào đầu tháng Chín, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết một dòng tweet cảnh báo chính quyền Syria, Nga và Iran về tình hình Idlib – khu vực nổi dậy cuối cùng tại Syria.
Bất ngờ từ cảnh báo tấn công Idlib của Mỹ
"Tổng thống Bashar al-Assad không thể nào bất cẩn thực hiện cuộc tấn công vào tỉnh Idlib. Người Nga và người Iran sẽ phạm phải sai lầm nhân đạo nghiêm trọng nếu tấn công thành trì cuối cùng Syria – tỉnh Idlib. Hàng trăm nghìn người có thể thương vọng. Đừng để điều đó xảy ra", Tổng thống Trump viết trên Twitter vào ngày 3/9.
Mỹ vẫn muốn ở lại Syria. Ảnh:almasdarnews
Theo GlobalPost, Mỹ luôn giữ binh lính tại Syria, tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa từng quan tâm đến lợi ích và thiệt hại trên tại khu vực này trong cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm. Từng là ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng, ông Trump đã từng lên tiếng chống lại các cuộc chiến tranh của Mỹ tại Trung Đông khi cho rằng, bất kỳ sự tập trung nào của Mỹ tại khu vực này đều được cho là lãng phí tiền bạc và sự sống của đất nước. Ông Trump từng hứa hẹn sẽ không xâm phạm Syria nếu trở thành Tổng thống Mỹ. Quân đội Mỹ hiện vẫn ở Syria nhằm đối phó với khủng bố IS và chỉ mục tiêu duy nhất là IS mà thôi. Nội chiến giữa lực lượng nổi dậy và chính quyền Syria không chỉ là vấn đề của Mỹ và cũng không phải là cuộc chiến của Mỹ.
Tổng thống Trump từng hai lần thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào chính quyền Syria sau khi đưa ra các cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học tại đây. Cả hai cuộc tấn công đều bị giới hạn và dường như đều chỉ thị "lằn ranh đỏ". Tuy nhiên, đàm phán của Tổng thống Trump về vấn đề Syria vẫn chỉ tập trung vào việc đưa quân đội Mỹ vào đây nhằm tiêu diệt khùng bố IS. Và khi lực lượng quân đội chính quyền Syria dồn dập áp sát lực lượng nổi dậy ở phía Tây Nam Syria đầu năm nay thì Mỹ không làm gì cả. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn tiếp tục với chính sách can thiệp Trung Đông đồng thời bày tỏ một lập trường cứng rắn đối phó với Iran. Điều này không hề giống với hứa hẹn về sự hạn chế can thiệp tại Syria và Trung Đông giống như lời hứa trong thời gian chạy đua vào Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump.
Hiện tại, chính quyền Tổng thống Trump sẵn sàng cho lời hùng biện sẽ tiếp tục ở lại Syria thêm nữa nhằm đối phó với Iran.
Lập trường chính trị hay chỉ là ý kiến chủ quan?
Vài tuần sau khi Tổng thống Trump viết tweet cảnh báo về vấn đề Idlib, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cho biết, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Syria cho đến khi nào quân đội Nga ra khỏi khu vực này.
Tổng thống Donald Trump muốn có một chính sách với Trung Đông và luôn chắc chắn một chính sách cứng rắn đối với Iran",
ông Bassam Barabandi, cựu quan chức ngoại giao Syria cho biết.
Giới quan sát cho rằng, trong khi quan điểm của Tổng thống Trump luôn đóng vai trò quan trọng cho các quyết định về Syria thì ý kiến chủ quan và các tương tác cá nhân cũng được nhận định có liên quan đến vấn đề này.
Giới quan sát cho rằng, cảm xúc và sự tương tác cá nhân dường như ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định của Tổng thống Trump cho cuộc không kích Syria sau vụ tấn công vũ khí hóa học vào tháng 4/2017.
Tổng thống Trump cho biết rằng, hình ảnh những đứa trẻ ít nhiều bị ảnh hưởng từ cuộc tấn công hóa học thực sự khủng khiếp. Tổng thống Mỹ cho rằng cuộc tấn công Idlib thật sự nghiêm trọng và nó ảnh hưởng đến động thái tiếp theo của Mỹ về vấn đề này.
Hiện tại, Mỹ lại để mắt đến Syria một lần nữa. Các chuyên gia cũng nhận thấy sự thành công trong việc đối đầu với Iran tại Syria là khó khăn, ít nhất trong thời gian ngắn.
"Điều này có chút lố bịch. Ý tưởng về việc giữ binh lính Mỹ tại phía Đông Bắc Syria nhằm ngăn chặn ảnh hưởng lan rộng của Syria có chút điên rồ. Hơn hai trăm cuộc không kích của Israel trong vài năm qua đã không thể ngăn cản được người dân Iran cùng với các hoạt động tuần tra lẻ tẻ sẽ không thể tác động tới Iran", ông Charles Lister, một chuyên gia cấp cao tại Viện Trung Đông tại Washington cho biết.
Có khoảng 2000 lính Mỹ tại Syria nhằm hỗ trợ lực lượng dân chủ Syria và liên minh với lực lượng người Kurd đối phó với khủng bố IS tại Đông Bắc Syria. Phần lớn lực lượng này đều ở cách xa lực lượng chính phủ Syria và lực lượng Iran. Sự hiện diện của quân đội Mỹ có thể là rào cản đối với Iran và các đồng minh từ việc tiến vào khu vực mới.
Ông Nicholas Heras, nhà nghiên cứu chương trình an ninh Trung Đông thuộc Viện an ninh Mỹ mới cho biết, việc đối phó với Iran tài Syria không hề là sứ mệnh ngắn hạn
"Để có thể đối phó với Iran đòi hỏi cần một thời gian dài. Có thể hàng thập kỷ", ông Nicholas Heras nói.
Những gì diễn ra tiếp theo tại Syria đều là khó phỏng đoán. Vào tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã đi đến một thỏa thuận với Nga nhằm thiết lập một khu phi quân sự xung quanh Idlib và tránh các cuộc tấn công của chính phủ Syria tại khu vực. Tuy nhiên, các vụ ngừng bắn trước đó trong thỏa thuận giữa Nga và Thổ dường như thất bại khi Tổng thống Assad luôn nhấn mạnh rằng "thỏa thuận chỉ là tạm thời".
Nếu cuộc tấn công diễn ra, Washington có thể đối mặt với áp lực trong cuộc chiến đáng báo động tại Idlib và sẵn sàng đối đầu với Iran.
Tuy nhiên, các thay đổi mạnh mẽ trong thế trận Syria của chính quyền Tổng thống Trump không thể phỏng đoán trước được./.