(Tổ Quốc) - Châu Âu cảnh báo tìm cách giải quyết khủng hoảng về thỏa thuận hạt nhân Iran và tránh leo thang dẫn đến xung đột tại Trung Đông sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân trong tuần qua.
Thách thức thế giới sau khi Mỹ dừng cuộc chơi
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo về mối đe dọa về trật tự quốc tế, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Đức, Pháp và Anh về sứ mệnh ngoại giao nhằm giữ Iran ở lại thỏa thuận hạt nhân đồng thời bảo vệ các công ty châu Âu từ các trừng phạt của Mỹ.
Nhiều lo lắng của châu Âu sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Ảnh:bloomberg |
Các Ngoại trưởng từ Anh, Pháp và Đức dự kiến tổ chức cuộc họp với lãnh đạo đồng cấp Javad Zarif tại Brussels vào ngày 15/5 nhằm thảo luận về động thái này. Các nhà lãnh đạo của liên minh châu Âu sẽ có cuộc tiếp xúc với Iran trong tiệc tối thân mật tại Sofia trong ngày tiếp theo. Cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng dự kiến diễn ra vào cuối tuần này tại Sochi.
Sự ảnh hưởng ít nhiều giữa Iran và một số nước tham gia sau quyết định của Tổng thống Trump đang khiến các nhà quan sát lo ngại. Tuy nhiên, về phía Mỹ, Tổng thống Trump đã thực hiện đúng cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông.
“Ở tất cả các mức độ, chúng tôi thấy được tầm quan trọng của việc duy trì thỏa thuận. Điều này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đảm bảo an ninh khu vực mà còn là ổn định thế giới. Đây là điều quan trọng trong chính quyền không phổ biến hạt nhân”, ông Yuri Ushakov, nhà hoạch định chính sách của Kremlin đã nói với báo chí tại Moscow vào ngày 11/5.
Không có kế hoạch B
Thông báo của Tổng thống Trump tuần qua về việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã thổi bùng các căng thẳng khu vực và đẩy khoản đầu tư của châu Âu từ dầu mỏ vào hàng không vũ trụ trở nên nguy hiểm.
Pháp cho rằng, các quốc gia châu Âu đang gấp rút sẵn sàng thảo luận về các vấn đề về tên lửa đạn đạo của Iran và vai trò bất ổn tại Trung Đông nhằm nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân phải tiếp tục.
“Ở khoảnh khắc hiện tại, duy nhất là đối thoại ngoại giao. Không có kế hoạch B nào cả. Kế hoạch B chỉ có thể là chiến tranh”, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói trên tờ Le Parisien trong một cuộc phỏng vấn.
Câu hỏi đặt ra là liệu các nước còn lại, bao gồm Nga và Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho thỏa thuận hạt nhân, bao gồm cách tiếp cận với thị trường dầu mỏ, thương mại và đầu tư khi Iran vẫn tiếp tục tham gia thỏa thuận. Ngoại trưởng Zarif đã không thấy được cam kết nhằm giải quyết mối đe dọa về trừng phạt kinh tế của Mỹ trong suốt cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh vào ngày 13/5. Trung Quốc là quốc gia mua dầu của Iran nhiều nhất.
Tại Mỹ, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã đã tăng cường gây sức ép vào châu Âu nếu các quốc gia này vẫn tiếp tục hợp tác kinh tế với Iran.
“Tại sao một doanh nghiệp lại có thể thúc đẩy quan hệ kinh tế với chủ nghĩa khủng bố”, ông Bolton nói trên ABC’s “This Week.”
Lời kêu gọi cho Tehran
Thủ tướng Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có các kết nối với Iran vào tuần trước nhằm thúc đẩy cam kết tiếp tục duy trì thỏa thuận.
“Lo lắng và giận giữ” đang gia tăng căng thẳng giữa chính quyền châu Âu khi các công ty phương Tây vẫn tiếp tục đầu tư vào Iran. Chẳng hạn như Total SA có trụ sở tại Paris là một tập đoàn dầu khi đa quốc gia của Pháp, có khoản đầu tư 1 tỷ đôla vào lĩnh vực khí đốt tự nhiên ở South Pars.
Bộ trưởng Pháp Bruno Le Maire cho biết, về vấn đề nguyên tắc, Pháp không thể chấp nhận Mỹ hành động giống như một cảnh sát kinh tế thế giới. Ông Le Maire nói rằng đã nói chuyện với Bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin đưa ra yêu cầu về trường hợp ngoại lệ đối với các công ty Pháp được cho là trì hoãn các trừng phạt.
“Hướng duy nhất nhằm tránh các rủi ro từ trừng phạt của Mỹ là đàm phán với Washington. Tuy nhiên, điều này không hề dễ tìm”, Trưởng ban đối ngoại Phòng thương mại và công nghiệp Đức (GCIC) Volker Treier cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Thủ tướng Merkel cũng cho rằng, các động thái của Tổng thống Trump trong quan hệ xuyên Thái Bình Dương khi rút khỏi hiệp ước biến đổi khí hậu Paris và gần đây là thỏa thuận hạt nhân cho thấy hệ lụy đa phương của thế giới đang rơi vào khủng hoảng thực sự.
Trước đó, Nga bày tỏ tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi Mỹ và châu Âu có các tuyên bố khác biệt về Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA).
Một nhà ngoại giao cho biết, Nga bày tỏ lo lắng các thông điệp từ Mỹ và châu Âu về Kế hoạch Hành động toàn diện chung về chương trình hạt nhân Iran trong chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Macron.
“Nga kêu gọi tất cả các nước cần phải nỗ lực duy trì và thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói trên TASS ngày 25/4.