• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kịch bản Mỹ, Trung đón đầu các ngã rẽ quyền lực?

Thế giới 01/03/2017 22:12

(Tổ Quốc) - Mối quan hệ kinh tế và thương mại từ lâu là sợi dây giữ gìn sự ổn định cho quan hệ Mỹ - Trung, tuy nhiên giờ đây, đã trở thành một phần căng thẳng. 

Washington Post dẫn nhận định của các chuyên gia cho biết, chính phủ Trung Quốc đang có nhiều lo ngại khi đối mặt với một nội các Mỹ thiên về lập trường diều hâu và được dẫn đầu bởi nhà lãnh đạo luôn cho rằng Bắc Kinh là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ.

Ngày 27/2, nhà ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc đã bắt đầu chuyến đi hai ngày đến Washington, bao gồm một cuộc họp ngắn với Trump, nhằm tìm kiếm một nền tảng mới cho điều cựu Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi về mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế kỷ 21.

Đây sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng cho Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. (Nguồn: AFP)

Tìm kiếm chủ đề đồng thuận

Mối quan hệ kinh tế và thương mại từ lâu là sợi dây giữ gìn sự ổn định cho quan hệ hai bên, tuy nhiên giờ đây, đã trở thành một phần sự căng thẳng. Biến đổi khí hậu đã từng là một vấn đề tăng cường sự hợp tác nhưng giờ đây cũng không còn là một lựa chọn khả thi. Trong khi đó, căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của Triều Tiên, tranh chấp ở Biển Đông và vấn đề của Đài Loan đang lớn hơn bao giờ hết.

"Trung Quốc rất muốn tìm một điều gì đó để thay thế vấn đề biến đổi khí hậu trong việc kết nối quan hệ với Mỹ", Christopher Johnson, một cựu chuyên gia phân tích cao cấp của CIA về Trung Quốc và bây giờ là một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết.

"Tuy nhiên, điều thực sự giữ mối quan hệ từ còn đồng thuận thành xung đột là mối quan hệ kinh tế," ông nói. "Nếu vấn đề này bất ổn, toàn bộ sự ổn định của mối quan hệ sẽ bị ảnh hưởng."

Hiện tại, có đi có lại là một từ ngữ phổ biến ở Washington. Tại sao những doanh nghiệp nhà nước khổng lồ của Trung Quốc được bao cấp và mở cửa xuất khẩu và đầu tư tới Hoa Kỳ trong khi Trung Quốc dựng lên rào cản với các bên khác?

Theo Washington Post, ba tháng vừa qua là một chuyến tàu lượn siêu tốc cho người Trung Quốc. Từ cảm xúc hân hoan chào đón chiến thắng của Trump – một doanh nhân và là một món hời khi cho rằng ông sẽ không cố tập trung vào vấn đề dân chủ như bà Hillary Clinton có thể làm; chuyển sang tâm trạng căng thẳng khi ông Trump đã điện đàm trực tiếp với nhà lãnh đạo Đài Loan, đặt ra câu hỏi về sự duy trì chính sách Một Trung Quốc - nền tảng của mối quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn duy trì cứng rắn và ông Trump đã có sự thay đổi, lại tuyên bố ủng hộ “Một Trung Quốc” và có một cuộc gọi điện thoại "rất thân mật" với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sự liên hệ giữa chính phủ hai nước, trước đây có phần hiếm hoi, nay đã mở ra: Ngoại trưởng Rex Tillerson đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ở Munich, trong khi Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo kinh tế của Trung Quốc.

Và tờ China Daily của Trung Quốc đã nhân định rằng hai bên đang "khôi phục niềm tin rằng họ có thể làm giảm căng thẳng."

Lo ngại về chính quyền Trump

Không phải là bất thường đối với một tân Tổng thống Mỹ khi phải đối mặt với thời kỳ điều chỉnh khó khăn về chính sách Trung Quốc - Ronald Reagan đã đụng độ với Bắc Kinh về Đài Loan, Bill Clinton về nhân quyền – tuy nhiên, với Trump là "sự khác biệt về chất," Evan Medeiros, trước đây là trưởng cố vấn cho ông Obama về châu Á và nay là giám đốc điều hành khu vực châu Á của Eurasia Group.

"Chương trình nghị sự hiện tại về các vấn đề có nguy cơ bất đồng là khá lớn," ông nói. "Thêm vào đó chính quyền mới đang được bổ sung các quan chức cấp cao, những người có lập trường và /hoặc quan ngại dựa trên lợi ích về Trung Quốc và coi nước này là một đối thủ cạnh tranh chiến lược, và với một Tổng thống- đang thể hiện lập trường nhất quán về Trung Quốc, dường như có xu hướng đối đầu."

Đồng thời, cũng có nhiều lập trường cho rằng chính quyền mới của Mỹ sẽ có nhiều bất đồng hơn với Trung Quốc khi ông Trump đã chọn nhà kinh tế học có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc Peter Navarro làm Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng cùng một số chính trị gia bảo thủ như Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia (NEC) Gary Cohn hay Bộ trưởng tài chính Mnuchin.

Một dấu hiệu sớm của ảnh hưởng bảo thủ này đã xuất hiện khi Mattis thăm Tokyo và Seoul để nhấn mạnh giải pháp ngoại giao tốt hơn là giải pháp quân sự cho các tranh chấp ở Biển Đông.

The AFP, cũng đang gia tăng nhận định rằng chính quyền sẽ công bố một gói các biện pháp thương mại và đầu tư nhằm vào Trung Quốc, khi (và nếu) Robert Lighthizer được xác nhận là đại diện thương mại của Hoa Kỳ.

Ông và Bộ trưởng Thương mại mới, Wilbur Ross, được dự kiến sẽ cứng rắn với Trung Quốc về thương mại, trong khi Mnuchin nói với các quan chức Trung Quốc rằng ông muốn "một mối quan hệ kinh tế song phương cân bằng hơn."

Những kịch bản đáng lo ngại

"Chuẩn bị đối phó với cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc", hãng phân tích Gavekal Dragonomics cho biết trong một báo cáo khách hàng, cảnh báo rằng những tháng tới có thể sẽ thấy "những hành động thương mại hung hăng" giữa Mỹ và sự đáp trả cứng rắn của Trung Quốc.

 Kết quả tốt nhất, theo như báo cáo này là cách tiếp cận "cứng rắn" của Trump sẽ giành được một số nhượng bộ từ Trung Quốc, trước khi hai bên tiếp tục thảo luận hiệu quả hơn. "Kết quả tồi tệ nhất là chính quyền Trump bị mắc kẹt bởi tư tưởng rằng rất đơn giản để buộc Trung Quốc phải thay đổi, và sau đó thế giới cũng bị mắc kẹt với một cuộc chiến thương mại toàn diện."

Chiến tranh là không thể ở Biển Đông, nhưng căng thẳng có thể dễ dàng tăng trở lại, khi Trump hứa hẹn một sự gia tăng lớn trong chi tiêu của hải quân và nhiều quan điểm trong Lầu năm Góc ủng hộ một sự hiện diện hải quân lớn của Mỹ ở đó, các chuyên gia cho biết. Trung Quốc, trong khi đó, dường như vẫn đang tiến hành từ từ và vững chắc xây dựng trái phép các cơ sở quân sự trong khu vực.

Triều Tiên cũng là một điểm của sự căng thẳng, với vụ ám sát gần đây được cho là anh trai của nhà lãnh đạo Kim Jong Un tại Malaysia với chất độc thần kinh VX.

"Tâm trạng ở Washington cũng cho thấy chính quyền Mỹ đang cởi mở hơn về suy nghĩ lựa chọn quân sự so với trước đây," Medeiros nói.

Trong khi đó, "việc thực hiện các hành động quân sự, như tập trận chung và phòng thủ tên lửa là điều Trung Quốc rất khó chịu."

Hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa phản đối kế hoạch triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc, cảnh báo rằng hai nước này sẽ chịu hậu quả.

Trong bối cảnh toàn cầu, Trung Quốc đã nhanh nhẹn trong phản ứng với Trump, vươn tới Đức và Liên minh châu Âu – những khu vực đã bị tổn thương sâu sắc từ những động thái của ông Trump, hay như cách Chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện tại Davos, Thụy Sĩ, cho thấy Bắc Kinh là một lựa chọn cho vị trí người bảo vệ "toàn cầu hóa kinh tế."

Tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, chuyên gia về châu Á Daniel Blumenthal cho rằng Trump đã thông minh khi đưa Trung Quốc về lại vị trí của họ, và nói thêm rằng hiện là thời điểm cho một cách tiếp cận cứng rắn hơn về tất cả mọi điều, từ mối quan hệ kinh tế đến Biển Đông và Đài Loan.

Walter Lohman Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc The Heritage Foundation cũng hoan nghênh cam kết của Trump đối với quân đội, nói rằng gia tăng sức mạnh hải quân là rất quan trọng để bảo vệ lợi ích an ninh của Mỹ ở những vùng biển khác.

Tuy nhiên những người khác nói rằng Trump có thể lật nghiêng mối quan hệ với Trung Quốc và đưa Mỹ - Trung tiến vào giai đoạn mới của sự cạnh tranh và xung đột – một điều không hề có lợi.

(Theo Washington Post)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ