(Tổ Quốc) - Kiên Giang khai giảng lớp kỹ năng cho người truyền dạy Đờn ca tài tử; Đào tạo nghiệp vụ về bảo quản hiện vật bảo tàng và bảo tồn di tích khu vực phía Nam; TPHCM tổ chức Lễ Giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lần thứ 320 là tin văn hóa tiêu biểu tại các tỉnh Nam Bộ mới đây
- 30.06.2020 TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang tuyên dương các gia đình văn hóa tiêu biểu
- 27.06.2020 Kiên Giang hoàn thành công tác tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2020
- 23.06.2020 Kiên Giang Xây dựng, thực hiện mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em
- 18.06.2020 Kiên Giang triển khai Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2020
- 01.06.2020 Nhiều hoạt động được tổ chức nhân tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang
Kiên Giang khai giảng lớp kỹ năng cho người truyền dạy Đờn ca tài tử
Sáng 6-7, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng cho người truyền dạy Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tham gia lớp học có 60 học viên đến từ 15 huyện, thành phố trong tỉnh.
Lớp học nằm trong chương trình Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018 - 2020" đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt. Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT của tỉnh Kiên Giang; đồng thời nhân rộng phong trào ĐCTT ở khắp các huyện, thành phố trong tỉnh, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; tạo điều kiện để các nghệ nhân trong tỉnh có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; phát hiện những nhân tố mới để nâng cao chất lượng, phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của tỉnh và phục vụ tốt đời sống tinh thần của nhân dân.
Lớp học được tổ chức trong 4 tuần. Tham gia truyền dạy có Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên - Giảng viên Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh; Thạc sĩ, nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Khải - Giảng viên Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh; nghệ sĩ Kim Loan - Giảng viên Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh. Các học viên tham gia lớp tập huấn được cung cấp những kiến thức về ĐCTT, phương pháp truyền dạy dân gian... sau khóa học các học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Vào tháng 9 năm 2020, Hội thị ĐCTT tỉnh Kiên Giang lần thứ 2 sẽ được tổ chức, đây là ngày hội của những người mộ điệu nghệ thuật ĐCTT trong tỉnh để cùng hòa mình vào những giai điệu ngọt ngào, trầm bổng, sâu lắng của cung điệu tài tử, một nét văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc Phương Nam.
Đến nay, Kiên Giang được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" (NNƯT) cho 05 cá nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, có 03 người thuộc loại hình nghệ thuật ĐCTT gồm: NNƯT Lê Văn Chiểu, NNƯT Nguyễn Hoàng Vũ, NNƯT Nguyễn Văn Nhỏ; loại hình nghệ thuật Khmer có 02 người gồm: NNƯT Danh Bê, NNƯT Danh Tiền.
Với nhiều hoạt động động sôi nổi trong những năm qua, phong trào hoạt động ĐCTT của tỉnh Kiên Giang đã và đang tích cực thực hiện tốt Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018 - 2020", để cùng với các tỉnh, thành có nghệ thuật ĐCTT bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận./.
Đào tạo nghiệp vụ về bảo quản hiện vật bảo tàng và bảo tồn di tích khu vực phía Nam
Căn cứ nhu cầu thực tế cấp thiết của việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như triển khai Kế hoạch công tác năm 2020, Cục Di sản văn hóa – thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức 02 lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về bảo quản hiện vật bảo tàng và bảo tồn di tích cho các đơn vị khu vực phía Nam trong thời gian từ ngày 01/7 đến ngày 05/7/2020 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Tham dự 02 lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về bảo quản hiện vật bảo tàng và bảo tồn di tích có gần 200 học viên là các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý di tích tại các Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch/ Sở Văn hóa và Thể thao, Ban/Trung tâm quản lý di sản Thế giới, Bảo tàng/Ban quản lý/Trung tâm bảo tồn di tích; viên chức phụ trách kho bảo quản tại các Bảo tàng tại 33 tỉnh, thành khu vực phía Nam
Tại lớp đào tạo, bồi dưỡng, các học viên đã được nghe các chuyên gia nước ngoài – Ths. Christiane Campioni, chuyên gia khảo cổ - Ts. Nguyễn Văn Đoàn, Ths. Nguyễn Thị Hương Thơm – Văn phòng UNESSCO tại Việt Nam và 02 chuyên gia Ths.Phạm Định Phong – Phó Cục Trưởng Cục Di sản văn hóa, Ths-KTS Trần Đình Thành - Phó Cục Trưởng Cục Di sản văn hóa truyền đạt những kiến thức chuyên sâu qua lý thuyết và thực hành về bảo quản phòng ngừa, tổ chức kho bảo quản và lập kế hoạch bảo quản phòng ngừa, 10 yếu tố tác động đến hiện vật và các biện pháp phòng chống, các yêu tố và thông số môi trường và kỹ thuật kiểm soát môi trường kho bảo quản hiện vật, những lưu ý về bảo quản phòng ngừa tại các bảo tàng ở Việt Nam, xác định hiện vật có nguy cơ hư hại, yêu cầu về trang thiết bị trong kho bảo quản; kỹ năng bảo quản di tích và quản lý, bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại di tích; bảo tồn di chỉ khảo cổ; đánh giá tác động và những nguy cơ ảnh hưởng tới di tích; tham quan thực hành tại di tích địa đạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Lịch sử Tp.Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh …
Ths.Phạm Định Phong – Phó Cục Trưởng Cục Di sản văn hóa khẳng định, đây chính là diễn đàn để trao đổi, tăng cường gắn kết các đồng nghiệp tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam với nhau, trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác và ông cũng đề nghị tất cả các học viên cần tiếp tục phát huy năng lực, gắn kết lý thuyết và thực tiễn để phục vụ cho công tác di sản văn hóa, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích, các hiện vật, di vật, bảo vật tại địa phương./.
TPHCM tổ chức Lễ Giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lần thứ 320
Sáng 6/7, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức Lễ giỗ lần thứ 320 (1700 - 2020) Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại đền thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Khu công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc Thành phố (Quận 9).
Chương trình diễn ra theo nghi lễ dâng hương, dâng hoa, sân khấu hóa hoạt cảnh ôn lại truyền thống uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng biết ơn và ghi nhận công đức của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - vị tướng đặt nền móng cho vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa, nay là Thành phố Hồ Chí Minh - người có công đầu trong việc hoạch định cương giới xóm làng, xác lập hệ thống chính quyền ở vùng đất Nam bộ.
Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, sinh năm 1650 tại huyện Phong Lộc (nay là huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) trong một gia tộc trâm anh thế phiệt lâu đời có nguồn gốc cùng tổ với chúa Nguyễn. Ông thuộc dòng dõi Đức Nhị Khê Nguyễn Trãi - khai quốc công thần nhà Lê, thân phụ ông là Nguyễn Hữu Dật, là một trong 3 vị đệ nhất công thần của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
Ông mất ngày 16/5/1700 (năm Canh Thìn) tại Sầm Khê (Rạch Gầm, nay thuộc tỉnh Tiền Giang), thọ 51 tuổi. Với những chiến công trong việc xác lập chủ quyền ở Đàng trong và chống giặc ngoại xâm, Chúa Nguyễn Phúc Chu tặng phong Hiệp tán công thần, đặc tiến Chưởng doanh, thụy Trung Cần. Năm Gia Long thứ 4 (năm 1805), ông được truy tặng Tuyền lực công thần, đặc tiến Phụ quốc thượng tướng quân, Cẩm y vệ độ chỉ huy sứ ty, Đô Chỉ huy sứ phủ Đô đốc phủ Chưởng phủ sự Phó tướng chưởng cơ, liệt vào thượng đẳng công thần, thờ phụ vào Thái Miếu. Năm Gia Long thứ 9 (năm 1810), ông được thờ ở miếu Khai quốc công thần.