• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy hòa bình ở vùng Sừng châu Phi là bài học quý báu cho Việt Nam

Thế giới 01/12/2023 15:03

(Tổ Quốc) - Theo World Bank, thương mại ở vùng Sừng Châu Phi thường gặp nhiều rủi ro, ngay cả ở những khu vực không bị ảnh hưởng bởi xung đột.

Hầu hết hàng hóa được di chuyển bằng xe tải và người lái xe phải di chuyển trên những con đường tắc nghẽn, không an toàn hoặc bảo trì kém, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn và hư hỏng.

Xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy hòa bình ở vùng Sừng châu Phi là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Liên hợp quốc

Một số tuyến đường bên ngoài các thành phố lớn của khu vực có rất ít trạm tiếp nhiên liệu và cơ sở hạ tầng thấp kém, khiến việc vận chuyển đường bộ trở nên nguy hiểm và chi phí lái xe tăng cao trong khi lợi nhuận giảm xuống.

Những trở ngại đó cho thấy hoạt động thương mại giữa 7 quốc gia vùng Sừng châu Phi luôn giữ mức thấp nhất, chỉ chiếm 6% GDP so với 13% của lục địa này. Một số quốc gia vùng Sừng cũng nằm trong số những quốc gia nghèo nhất của châu lục.

Chính phủ các nước trong khu vực đang thực hiện những chiến lược mới để giải quyết tình trạng này. Sáng kiến Sừng Châu Phi (HoAI), với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Ngân hàng Phát triển Châu Phi, Liên minh Châu Âu và Ngân hàng Thế giới đang thúc đẩy triển khai. Sáng kiến đưa ra 4 trụ cột: cải thiện cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông, năng lượng và kỹ thuật số; thúc đẩy hội nhập thương mại và kinh tế; xây dựng khả năng phục hồi trước những cú sốc như đại dịch, thiên tai và tăng cường vốn nhân lực.

Các đối tác phát triển đã cam kết gói ưu tiên trị giá 15,89 tỷ USD nhằm thúc đẩy thương mại và hội nhập kinh tế khu vực, qua đó cải thiện mức sống và tạo ra nhiều việc làm tốt hơn cho hơn 200 triệu người trong khu vực.

Một số ý kiến bày tỏ hy vọng rằng các mối quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn ở vùng Sừng châu Phi sẽ khuyến khích xây dựng hòa bình và làm tăng chi phí kinh tế do gián đoạn thương mại.

Là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thúc đẩy thương mại và hội nhập thế giới, Chính phủ các nước vùng Sừng châu Phi đã thông qua lộ trình tạo thuận lợi cho thương mại khu vực. Kế hoạch 3 năm thúc đẩy giảm chi phí thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa và dịch vụ qua các biên giới được mô tả là "dày nhất" thế giới, nghĩa là khó vượt qua nhất.

Thúc đẩy thương mại ở vùng Sừng châu Phi sẽ là bước đệm cho sự hội nhập của khu vực với phần còn lại của lục địa dưới sự bảo trợ của Hiệp định Thương mại Tự do Lục địa Châu Phi (AfCFTA). Báo cáo chung của Ban Thư ký AfCFTA-Ngân hàng Thế giới ước tính rằng thỏa thuận này có khả năng tăng thu nhập thêm 9% và đưa 50 triệu người châu Phi thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực vào năm 2035.

Vào tháng 3, các Bộ trưởng Tài chính và quan chức cấp cao của Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia và Nam Sudan đã gặp nhau tại Nairobi và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thúc đẩy các chương trình khu vực nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra.

Về thương mại và hội nhập khu vực, các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng lộ trình tạo thuận lợi thương mại cho khu vực làm khuôn khổ để phát triển chương trình thí điểm thực hiện AfCFTAc.

Rào cản thương mại ở vùng Sừng châu Phi bao gồm việc thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan biên giới trong việc thanh tra y tế, thú y và vệ sinh. Thông tin quy định cần thiết về việc buôn bán hàng hóa xuyên biên giới,cụ thể là rào cản ngôn ngữ. Việc thu thập các tài liệu cần thiết cũng tốn kém và mất thời gian.

Kết quả là, những người buôn bán gia súc, đồ da, ngũ cốc và các mặt hàng khác thường kinh doanh bất hợp pháp nhằm né tránh các thủ tục biên giới. Theo một số ước tính, 80% thương mại xuyên biên giới của khu vực không được ghi nhận. Những người tham gia bao gồm nông dân, thương nhân, người chăn nuôi, nhà cung cấp thức ăn gia súc và chủ trang trại. Việc thiết lập cơ chế thương mại đơn giản hóa – giúp giảm bớt thủ tục giấy tờ và miễn thuế hải quan cho các lô hàng nhỏ – sẽ giúp nhiều thương nhân quy mô nhỏ bước vào nền kinh tế chính thức.

Hội nhập thương mại và thị trường khu vực

Các quốc gia khác nhau ở vùng Sừng có các cấp độ khác nhau của đường cong để tạo thuận lợi thương mại đồng thời thống nhất trong quyết tâm hội nhập thương mại và thị trường trong tiểu vùng. Nam Sudan mong đợi sự hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực, từ việc dỡ bỏ các rào cản vật chất đến tiến hành đánh giá toàn diện nhu cầu công nghệ thông tin.

Hay Somalia, một trong những quốc gia nghèo nhất châu Phi với GDP bình quân đầu người là 447 USD, đang tìm kiếm sự trợ giúp để giám sát các rào cản phi thuế quan và đơn giản hóa các chính sách và quy định liên quan đến giao thông.

Và Djibouti, với cảng nhộn nhịp trên Vịnh Aden, đang tập trung vào việc đơn giản hóa các quy định, theo dõi hàng hóa bằng điện tử và giảm chi phí hậu cần dọc các hành lang vận tải.

Trong khi đó, Kenya và Ethiopia, những nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tạo thuận lợi cho thương mại. Chẳng hạn như họ đã áp dụng chính sách thương mại đơn giản hóa và hệ thống theo dõi hàng hóa điện tử nhằm giúp giảm sự chậm trễ ở biên giới thúc đẩy giám sát hàng hóa từ xa thông qua thiết bị GPS.

Việc triển khai theo dõi GPS ở Ethiopia đang được tiến hành. Mặc dù hầu hết các sáng kiến đều mang tính chất quốc gia và vẫn còn những khoảng cách chưa thể thu hẹp, nhưng kế hoạch chung Kenya-Ethiopia đã giúp đo lường thời gian cần thiết để thông quan hàng hóa qua biên giới và xác định các hạn chế đối với quá trình di chuyển hàng hóa. Điều này sẽ giúp hài hòa các hiệp định tạo thuận lợi thương mại quan trọng giữa các nước.

Để khai thác toàn bộ tiềm năng của thương mại nhằm tạo việc làm, giảm nghèo và an ninh khu vực cũng như đạt được một vùng Sừng châu Phi hội nhập hơn, cần phải hài hòa hóa chính sách và cơ sở hạ tầng khu vực để tạo thuận lợi cho thương mại. Những bước đi này sẽ khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp vùng Sừng châu Phi vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đồng thời giúp giải quyết những thách thức phát triển chung mà khu vực phải đối mặt. Những giải pháp này đã mang đến những giá trị tích cực cho vùng Sừng châu Phi trong chương trình xóa đói giảm nghèo của khu vực.

Thành công của vùng Sừng châu Phi và chương trình xóa đỏi giảm nghèo của Việt Nam

Nỗ lực giải quyết những rào cản thương mại ở vùng Sừng châu Phi đã thúc đẩy tiềm năng kinh tế của khu vực 7 nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế vùng. Cách tiếp cận này gần giống với Việt Nam hiện nay trong công tác xóa đói giảm nghèo ở các khu vực đồng bào dân tộc miền núi.

Tại Việt Nam, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng đất nước. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo đã được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng qua nhiều thời kỳ, ngày càng sâu rộng, toàn diện hơn.

Điển hình, thời gian qua việc đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con đồng bào dân tộc miền núi được các địa phương đặc biệt chú trọng. Trong đó công tác xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng tạo đòn bẩy, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của các địa phương, đặc biệt là bà con vùng dân tộc.

Cụ thể, là tỉnh miền núi biên giới, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, những năm qua, Lai Châu luôn xác định việc thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó chú trọng thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, giúp đồng bào phát triển kinh tế, ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu ưu tiên.

Với 20 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc rất ít người là Cống, Mảng, La hủ và Si La, trình độ nhận thức phong tục tập quán đa dạng. Nghị quyết số 7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025 đã có thêm nội dung hỗ trợ nuôi ong. Đây là điều kiện để các huyện, thành phố khuyến khích thành lập, thu hút các hợp tác xã đầu tư, liên kết nuôi thu mua sản phẩm mật ong, đồng hành cùng chính quyền địa phương xây dựng thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm, là một trong nhiều chính sách hiệu quả của Lai Châu nhằm hỗ trợ cho bà con dân tộc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp giúp xóa đói giảm nghèo bền vững.

Hoạt động xúc tiến thương mại đã phát huy hiệu quả thiết thực góp phần quan trọng đưa số mặt hàng nông sản của tỉnh tham gia xuất khẩu đạt con số 16 vào thị trường 12 nước. Nông sản cũng đã xâm nhập được vào chuỗi phân phối của các siêu thị lớn như: Lotte, Hapro, WinMart. Sản phẩm nông sản an toàn của Sơn La từng bước tạo dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài, được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao về chất lượng. Thời gian qua, ngành công thương luôn tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm cho người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số miền núi vùng sâu, vùng xa. Bộ Công Thương đã cùng các địa phương luôn nỗ lực để sản phẩm được quảng bá rộng khắp các thị trường và được nhiều đối tác tìm đến.

Những hoạt động hỗ trợ thiết thực này đã tạo hiệu ứng tốt với sản lượng tiêu thụ nông sản của bà con tăng qua các năm và có mặt cả ở những hệ thống phân phối lớn cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Giảm nghèo là một trong những thành tựu nổi bật của tỉnh Lai Châu trong những năm qua. Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giai đoạn 2006 – 2021, Lai Châu là tỉnh có có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhất cả nước. Cụ thể, tại thời điểm năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 58,2% (nghèo đơn chiều), thì đến năm 2021 giảm xuống còn 27,9% (nghèo tiếp cận đa chiều), nghĩa là giảm 30,3% sau 16 năm, chưa tính tới yếu tố thay đổi bộ tiêu chí đánh giá tình trạng nghèo. Đây là cơ sở để Lai Châu đặt mục tiêu giảm bình quân hộ nghèo 3%/năm trong giai đoạn 2021 – 2025, theo chuẩn nghèo đa chiều./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ