• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kỳ vọng thượng đỉnh Mỹ-Trung mang đến cơ hội mới sau các căng thẳng

Thế giới 19/07/2021 17:17

(Tổ Quốc) - Chuyến thăm Nhà Trắng của Thủ tướng Đức không chỉ mở ra cơ hội ngoại giao với Mỹ mà còn hé lộ tín hiệu giảm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.

Trọng tâm Trung Quốc trong thượng đỉnh Mỹ-Đức

Theo Thời báo châu Á (Asia Times), chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Đức Angela Merkel đến Nhà Trắng trong tuần trước có thể đã mở ra tín hiệu tích cực về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới.

Kỳ vọng thượng đỉnh Mỹ-Trung mang đến cơ hội mới sau các căng thẳng  - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng vào ngày 15/7. Ảnh: AFP

Giới quan sát cho rằng, các nội dung trao đổi giữa Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Biden về vấn đề Trung Quốc khá nhẹ nhàng. Bà Merkel được biết đến là nhà lãnh đạo có kinh nghiệm liên quan các chiến lược và chính sách ngoại giao trong nhiều cuộc đàm phán trước đây. Vì vậy, cách tiếp cận về vấn đề Trung Quốc giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Merkel đã tìm thấy nhiều điểm chung, có thể gợi mở tín hiệu điều chỉnh chính sách của Mỹ với Trung Quốc.

Theo bà Merkel, Đức luôn xem vấn đề Trung Quốc là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại hiện nay, khẳng định tầm quan trọng trong chiến lược hợp tác kinh tế, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề an ninh và quân sự.

"Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của chúng ta. Và việc thúc đẩy hợp tác thương mại với Trung Quốc cần phải khẳng định một sân chơi bình đẳng", Thủ tướng Merkel nhấn mạnh trong cuộc gặp với Tổng thống Biden.

Trên thực tế, Thủ tướng Merkel đã nhấn mạnh đến Hiệp định toàn diện về đầu tư với Trung Quốc  trong tháng 12, trong đó Bắc Kinh cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn lao động cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Thủ tướng Merkel cũng tin tưởng việc tăng cường hợp tác giữa các nước sẽ giúp "chúng ta" [Mỹ-Trung] trở thành các nhà lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực.

"Rõ ràng, điều đó hoàn toàn hợp pháp nếu Trung Quốc muốn làm điều này, đặc biệt thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực công nghệ - ví dụ như sản xuất chip", bà Merkel nhấn mạnh.

Còn Thủ tướng Merkel cho biết: "Và sau đó là các lợi ích phải phân định rõ ràng. Vì vậy, bất kỳ quốc gia nào muốn hợp tác với Trung Quốc sẽ phải đưa ra các lựa chọn dựa trên các giá trị chung". 

Quan trọng hơn, Tổng thống Biden cũng có các đánh giá về vấn đề Trung Quốc tương tự với cách mà Thủ tướng Merkel phản ánh. Ông cũng bày tỏ mong muốn có thể trao đổi nhiều hơn về chủ đề này trong các cuộc đàm phán với phương Tây ở châu Âu.

"Thượng đỉnh Mỹ-Trung sẽ không còn xa"

Trang Moscow daily - Nezavisimaya Gazeta bình luận: "Tổng thống Biden có thể sẽ cân nhắc cơ hội gặp gỡ với Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm tìm kiếm các điểm chung giải quyết căng thẳng gần đây".

Nhắc đến vấn đề này, theo Thời báo châu Á, Cố vấn An ninh quốc gia tại Nhà Trắng - Jake Sullivan từng cho biết Tổng thống Biden bày tỏ mong muốn sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong thời gian tới.

Các cuộc gặp giữa các quan chức của Mỹ và Trung Quốc là sự chuẩn bị cho thượng định Mỹ-Trung trong thời gian tới.

"Chúng tôi sẽ cùng bàn bạc và thảo luận các phương thức phù hợp để tạo cơ hội cho thượng đỉnh giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình trong tương lai", ông Sullivan khẳng định.

Theo ông Sullivan, thế giới đều quan tâm đến thượng đỉnh Mỹ-Trung trong tương lai. Nhà lãnh đạo hai nước Mỹ và Trung Quốc đều mong muốn có cơ hội này. Vấn đề hiện tại là thời gian và cách thức tổ chức ra sao trong thời gian tới.

Giới quan sát cũng gợi ý tín hiệu lạc quan trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới. Điều phối viên Nhà Trắng về vấn đề Ấn Độ - Thái Bình Dương – ông Kurt Campbell cho rằng ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á bị thu hẹp lại trước một Trung Quốc đang mở rộng hiện diện ở châu lục.

Theo ông Campbell, lịch sử đã khẳng định về quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, nhấn mạnh thúc đẩy tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Kể từ khi vào Nhà Trắng, các nước đồng minh và nội bộ Mỹ đã đánh giá cao các thành tích đáng kể của Tổng thống Biden, bày tỏ tin tưởng trong chính sách tiếp cận của Mỹ với thế giới. Cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin là một ví dụ.

Phản ứng trước vấn đề này, chuyên gia nổi tiếng về vấn đề Trung Quốc – ông Kevin Rudd đã nghi ngờ về việc khó có thể chấm dứt chiến tranh lạnh giữa Washington và Bắc Kinh trong bối cảnh hiện tại.

Tuy nhiên ông Campbell nhấn mạnh: "Tôi không thích đóng khung trong thuật ngữ chiến tranh lạnh quá nhiều. Nếu cứ đóng khung trong tư duy như vậy sẽ khó có thể tìm ra định hướng mới và cải thiện quan hệ hai nước. Và điều đó không mang lại lợi ích gì cho hai nước".

Rõ ràng, nhìn vào tín hiệu tan băng giữa Mỹ và Nga sau thượng đỉnh, giới chuyên gia cũng dự đoán về ít nhiều về diễn biến quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới, trong đó chính quyền Mỹ sẽ có cân nhắc về việc điều chỉnh chính sách với Trung Quốc. Vì vậy, theo ông Campbell,  nhiều khả năng cuộc gặp thượng định giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không còn xa trong tương lai.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ