(Tổ Quốc) - Chưa một ai có thể tự tin rằng quân đội Mỹ có đủ sức mạnh đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên.
Sức mạnh Mỹ đánh chặn tên lửa Triều Tiên
Vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bình Nhưỡng vào ngày 4/7 khiến các nhà quan sát đặt ra câu hỏi: “Liệu quân đội Mỹ có đủ sức đánh chặn khi tên lửa Triều Tiên nhắm vào Washington hay không?
Quân đội Mỹ có đủ sức mạnh đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên? Ảnh:Reuters |
Các phóng viên báo chí cho biết ngày 5/7, phát ngôn viên Đại úy Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết: “Chúng tôi tự tin vào khả năng để đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào từ Triều Tiên”.
Ông Davis cho biết đã tiến hành thành công một vụ đánh chặn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa giả định giống với tên lửa đạn đạo ICBM của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, ông Davis cũng cho biết rằng, các chương trình đánh chặn tên lửa giả định chưa phải là hoàn hảo.
“Có một vài lỗi trong quá trình tiến hành. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng khả năng đánh chặn các tên lửa trong tương lai” ông Davis nói.
Reuters dẫn các thông tin nội bộ cho biết, Lầu Năm Góc liên tục cập nhật các chương trình phòng thủ đối phó tên lửa đạn đạo từ sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên vào tháng Năm.
Mỹ đã từng chi khoảng hàng trăm tỷ đô la vào hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp, tuy nhiên, Washington sẽ không đủ sức ngăn cản sức công phá mạnh của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nếu Triều Tiên tấn công, các nhà quan sát cho biết.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có đủ sức đề đối phó với với sức công phá nhẹ của tên lửa. Trong khi đó, công nghệ và kỹ thuật tên lửa của Triều Tiên liên tục phát triển mạnh, hệ thống phòng thủ của Mỹ có thể sẽ đuối sức với mối đe dọa lớn này.
“Trong 4 năm tiếp theo, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường nâng cấp hệ thống phòng thủ, đẩy mạnh triển khai nhanh và nhiều hơn nữa”, ông Riki Ellison, nhà sáng lập của tổ chức phi lợi nhuận Liên minh Vận động phòng thủ tên lửa
Các kết quả “gây nhiễu”
Các thông tin từ cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) liên quan đến sứ mệnh phát triển, thử nghiệm và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo luôn đưa ra các kết quả “gây nhiễu”.
Hệ thống MDA bao gồm nhiều lớp, sử dụng cảm biến tạo thành một mạng lưới phòng thủ trên toàn lãnh thổ Mỹ. Thêm vào đó, cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) cho biết, hệ thống phòng thủ đánh chặn tên lửa mặt đất (GMD) của Mỹ cũng được đánh giá tỷ lệ thành công lớn hơn 50%. Trong khi đó, hệ thống chiến đấu Aegis cũng là một trong những tổ hợp cảm biến hiện đại nhất thế giới hiện nay, được trang bị phổ biến trên các tàu chiến Mỹ. Các chuyên gia đánh giá mức độ thử nghiệm thành công lên đến 83%
Loại thứ 3 là hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Theo các nhà quan sát, hệ thống THAAD đã hoàn thiện và tỷ lệ thành công lên đến 100% sau 13 lần thử nghiệm từ năm 2006, cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ MDA cho biết.
Tập đoàn Lockheed Martin ( Lockheed Martin Corp) là nhà thầu chính cho hai hệ thống THAAD và Aegis, trong khi đó, Boeing Co là nhà thầu đứng đầu của hệ thống phòng thủ đánh chặn tên lửa mặt đất (GMD) của Mỹ.
Từ thời cựu Tổng thống Ronald Reagan trong những năm 1980, chính phủ Mỹ đã chi tới hơn 200 tỷ đôla nhằm phát triển hàng loạt hệ thống phòng thủ tên lửa và đưa ra một loạt các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, từ phát hiện vệ tinh tới hệ thống Aegis trên biển, Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ cho biết.
Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ MDA đã chi khoảng 8.12 tỷ đôla dưới thời cựu Tổng thống Obama. Sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu đầu tư khoảng 7.8 tỷ đôla trong năm tài chính 2018 sắp tới.
Một hay hai năm nữa?
Vào tháng trước, phó Đô đốc James Syring, Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã có bài phát biểu trước Vụ khảo cứu Quốc Hội rằng, việc phát triển công nghệ của Triều Tiên vào 6 tháng trước đã khiến cho ông cảm thấy nhiều lo lắng. Chuyên gia nghiên cứu tên lửa John Schilling cho biết, tốc độ phát triển tên lửa của Triều Tiên nhanh hơn những gì phỏng đoán.
“Tuy nhiên, việc phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên sẽ phải cần một đến hai năm nữa mới có thể vươn tới lục địa Mỹ nếu cuộc chiến xảy ra tại bán đảo Triều Tiên”, ông John Schilling cho biết.
Ông Michael Elleman, nhà nghiên cứu phòng thủ tên lửa tại Viện nghiên cứu chính sách quốc tế cho biết, Triều Tiên đã có một vài bước đột phá trong công nghệ tạo ra tên lửa đạn đạo xuyên lục đia ICBM. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa có bất kỳ đảm bảo nào để có thể đánh chặn loại tên lửa này. Và đây sẽ là mối đe dọa lớn cho Washington trong thời gian tới.
(Theo reuters)