(Tổ Quốc) - Nhóm tàu sân bay hạt nhân của Mỹ tăng cường hiện diện tại Thái Bình Dương gần đây trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump tại châu Á vào tháng sau.
Hiện diện hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã đến khu vực hoạt động của Hạm đội 7 để thực hiện các nhiệm vụ an ninh hàng hải, tham gia các hoạt động hợp tác an ninh và thăm một số cảng, Hải quân Mỹ cho biết.
Mỹ tăng cường hiện diện tại Thái Bình Dương. Ảnh:CNN |
Nhóm tàu sân bay tấn công USS Theodore Roosevelt được triển khai đến khu vực Tây Thái Bình Dương giữa lúc Hải quân Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang tiến hành tập trận chung nhằm nâng cao khả năng phòng ngự tên lửa đạn đạo.
Nhóm tàu sân bay tấn công USS Theodore Roosevelt đã rời cảng San Diego vào đầu tháng này theo lịch trình triển khai đến khu vực Tây Thái Bình Dương và Vịnh Ba Tư (còn được gọi là Vịnh Ả Rập).
Các cuộc diễn tập hải quân của Mỹ liên tục chịu sự chỉ trích của Triều Tiên. Bình Nhưỡng nhấn mạnh rằng, cuộc diễn tập quân sự của Mỹ đang khơi mào cho chiến tranh hạt nhân bùng nổ.
Trong khi tuyên bố Hải quân Mỹ không đưa ra bất kỳ sứ mệnh nào đối với Roosevelt và Nimitz thì sự hiện diện của hai tàu sân bay hạt nhân này liên tục thu hút chú ý trong khu vực.
“Động thái này giống như gửi một tín hiệu rõ ràng”, nhà phân tích quốc phòng và nhà nghiên cứu cấp cao Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ Adam Mount cho biết.
“Sự hiện diện của ba tàu sân bay nhằm gửi thông điệp đến Trung Quốc và Triều Tiên”, nhà phân tích quân sự John Kirby nói trên CNN.
Trung Quốc cũng chỉ trích động thái tăng cường hiện diện hải quân của Mỹ tại khu vực này.
Ẩn ý của Mỹ trước chuyến thăm của Tổng thống Trump
Tờ Chinal Daily cho biết, hải quân Mỹ tăng cường hiện diện tàu chiến tại châu Á Thái Bình Dương khiến cho tình hình đang trở nên nhiều xáo trộn và căng thẳng leo thang tại bán đảo Triều Tiên.
“Việc tăng cường hoạt động tàu sân bay hạt nhân là một động thái mà Mỹ muốn nhấn mạnh với Trung Quốc về sức ảnh hưởng của Washington trong khu vực”, ông Kirby nói thêm.
Tàu Nimitz và các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường hộ tống tiến vào khu vực. Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ngày 25-10 thông báo tàu sân bay USS Nimitz đã vào vùng hoạt động của Hạm đội 7, trở thành tàu sân bay thứ 3 đang hiện diện trong khu vực bên cạnh 2 nhóm tàu USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.
Việc đưa cả 3 tàu sân bay hạt nhân vào khu vực là một động thái rất hiếm của Mỹ và điều này lại trùng hợp trước bối chuyến thăm châu Á sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Lần gần đây nhất điều này xảy ra là vào tháng 6 năm nay khi 2 nhóm tàu tấn công Mỹ Carl Vinson và Ronald Reagan được triển khai đến ngoài khơi bán đảo Triều Tiên vài ngày để tập trận. Vụ việc đánh dấu lần đầu tiên kể từ những năm 1990 khi 2 nhóm tàu sân bay tấn công Mỹ tiến gần bán đảo Triều Tiên.
Cả hai tàu sân bay hạt nhân Nimitz và Roosevelt là chuyến tàu thứ 9 của Mỹ được trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis. Đây là thiết bị phòng thủ chính mà Mỹ muốn tăng cường nhằm đối phó với cuộc tấn công tên lửa Triều Tiên có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Theo CNN, hai tàu sân bay hạt nhân Mỹ với 9 tàu khu trục, tàu tuần dương trang bị hệ thống phòng thủ Aegis, giúp tăng cường khả năng chống lại đòn tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên. Các tàu Aegis tham gia vào diễn tập giám sát tên lửa trong vùng biển ngoài khơi Hàn Quốc và Nhật Bản, các tuyên bố từ quân đội Hàn Quốc và Mỹ cho biết.
Cuộc diễn tập hai ngày của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm chuẩn bị sẵn sãng cho khả năng phòng thủ tên lửa của Triều Tiên trước các mối đe dọa gia tăng về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này”, Tổng tham mưu trưởng của Hàn Quốc cho biết.
Tập đoàn Lockheed Martin cũng cho biết, chương trình cải tiến và thử nghiệm tàu sẽ tích hợp các hệ thống chiến đấu Aegis trên tàu khu trục tương lai Flight III lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Chương trình cũng nhằm mục đích hiện đại hóa tàu chiến bao gồm tàu tuần dương và tàu khu trục nhằm vận hành hệ thống Baseline 9 - phiên bản mới nhất của hệ thống chiến đấu Aegis. Hệ thống này còn có thể bảo vệ các tàu chiến chống lại các mối đe dọa trên không bao gồm máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Ông Kirby nhấn mạnh, hoạt động của 3 tàu sân bay Mỹ rõ ràng chịu ảnh hưởng bởi chuyến công du châu Á kéo dài 12 ngày của Tổng thống Donald Trump vào tháng tới.
Ông Trump đến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. “Hải quân Mỹ đang tận dụng thời điểm các tàu sân bay có thể gặp gỡ nhau để gửi thông điệp cứng rắn và dọn đường cho chuyến thăm của ông Trump’, Kirby nói.
(Theo CNN)