(Tổ Quốc) - Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ đã trình Chính phủ các phương án, trong đó có phương án tạm dừng cách tính mới mức lương hưu (khoản 2 điều 56 Luật BHXH) và sẽ kéo dài đến năm 2022.
- 31.10.2017 Quốc hội bắt đầu 3 ngày thảo luận về kinh tế - xã hội
- 01.11.2017 Đại biểu hiến kế dùng trái phiếu Chính phủ xây dựng đặc khu hành chính – kinh tế
- 02.11.2017 Đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ đầu tư cho văn hóa tương xứng với kinh tế
- 02.11.2017 Đại biểu Dương Minh Ánh: “Cân nhắc lộ trình tự chủ hợp lý đối với đơn vị nghệ thuật truyền thống“
- 02.11.2017 ĐB Dương Trung Quốc: Cảm ơn Thủ tướng đã trả lời vụ Đồng Tâm
- 02.11.2017 Bảo vệ danh dự một doanh nghiệp, thiệt hại của hàng triệu hộ dân thì sao?
- 02.11.2017 Phó Thủ tướng: Kết quả tăng trưởng không phụ thuộc vào Samsung
Khoản 2 điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội, có hiệu lực từ 1/12018. Theo đó nhiều lao động nữ nghỉ hưu bắt đầu từ năm 2018 sẽ hưởng lương hưu thấp hơn so với người có cùng thời gian đóng BHXH nghỉ hưu năm 2017.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ thông tin với báo giới bên hành lang QH (Ảnh: Nam Nguyễn) |
Trước tình hình này,Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và một số đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến đề nghị tạm dừng thực hiện cách tính mới này.
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội sáng 2/11, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tính đến ngày 1/1/2018 sẽ có khoảng 110.000 lao động nghỉ hưu trong đó có khoảng 50.000 lao động nữ. Theo cách tính của khoản 2, điều 56 Luật BHXH thì nam thiệt ít hơn vì nam tính theo lộ trình 5 năm, còn nữ thì tính ngay nên sẽ bị thiệt nhiều hơn. Và trong 50.000 lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 sẽ có có khoảng 21.000 người bị thiệt. Đặc biệt sẽ có khoảng 4.000 lao động nữ thiệt nhiều nhất, khoảng 5-10% lương hưu.
Về cách giải quyết, theo Bộ trưởng Dung, hướng chung là Bộ - với trách nhiệm là cơ quan đề xuất về Luật này – sẽ tham mưu cho Chính phủ tính toán các giải pháp để đảm bảo nguyên tắc “có đóng có hưởng. Đảm bảo nam – nữ bình đẳng, tạo điều kiện để Quỹ bảo hiểm phát triển bền vững cũng như không tạo ra sự bức xúc trong xã hội”.
“Hiện Bộ đã trình Chính phủ các phương án, trong đó có phương án tạm thời chưa thực hiện điều này (khoản 2 điều 56 Luật BHXH) và sẽ kéo dài đến năm 2022. Đây là một trong các phương án mà Bộ trưởng đã ký đề xuất. Vấn đề là Chính phủ phải thảo luận, Chính phủ phải cho cho ý kiến và trên cơ sở đó trình Quốc hội, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến”, Bộ trưởng LĐ-TB-XH cho hay./.
Hà Giang