• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lập trường Nga - Thổ đảo ngược khiến ai phải hứng chịu nhiều nhất?

Thế giới 18/02/2020 11:36

(Tổ Quốc) - Nhằm nỗ lực lấy lại Idlib – vùng đất cuối cùng mà lực lượng nổi dậy do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát, quân đội Syria với sự hậu thuẫn của Nga vẫn tiếp tục mở ra các cuộc tấn công.

Thúc đẩy cho thỏa thuận ngừng bắn

Theo AP, Thổ Nhĩ Kỳ đã biệt phái đoàn đến Moscow vào ngày 18/2 trong một vòng đàm phán khác nhằm mục tiêu thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn tại Syria trong khi các cơ quan cứu trợ cảnh báo rằng, chiến tranh có thể gây ra thảm sát tồi tệ nhất trong xung đột 9 năm qua.

Lập trường Nga - Thổ đảo ngược khiến ai phải hứng chịu nhiều nhất? - Ảnh 1.

Dòng người tị nạn tại Syria. Ảnh:WSJ

Trận chiến dành lại Idlib giống như một phép thử đối với Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh khác trong liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương và điều này khiến họ tiếp tục mua tên lửa phòng không do Nga sản xuất. Lầu Năm Góc liên tục lên tiếng và cảnh báo về điều này.

Trước các thỏa thuận ngừng bắn và rút lui của quân đội Syria trước khi kết thúc vào cuối tháng Hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan liên tục đưa ra đe dọa sẽ tiến hành một cuộc tấn công toàn diện vào chính quyền Tổng thống Assad.

"Nếu không rút lại các cuộc tấn công, Ankara sẽ phải hành động", Tổng thống Erdogna nói hôm thứ Bảy (ngày 15/2).

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, trong các tuần gần đây, Ankara đã đưa hơn 10000 quân lính cùng với hơn 2000 khẩu pháo, xe tăng và xe bọc thép tiến vào Idlib. Điều này dấy lên các căng thẳng giữa Washington và phương Tây khi cho rằng điều này đang đi gần với đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là sự thật.

Cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết thỏa thuận Sochi vào tháng 9/2018 nhằm tạm hoãn các cuộc chiến ở phía Tây bắc giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này dẫn đến hàng loạt dân thường bỏ chạy tìm nơi ẩn náu ở Idlib.

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ máy bay Nga, quân đội Syria đã tiếp tục mở ra cuộc tấn công nhằm chiếm lại lãnh thổ Idlib cách đây 2.5 tháng khiến 3.5 triệu người bị chạy trốn. Nhóm cứu trợ nói rằng, đây thực sự là trại tị nạn lớn nhất thế giới.

Theo Liên Hợp Quốc, các cuộc tấn công đã khiến 900.000 người, đa số là phụ nữ và trẻ nhỏ bỏ chạy tìm đường trốn thoát.

"Chỉ riêng tuần trước, 13 người đã chết dưới băng khi di cư tìm nơi trú ẩn", ông Osama Alhoussin - người quản lý các chương trình cứu trợ cho biết.

Lo lắng về dòng tị nạn

Người tị nạn đã chạy trốn tới các trại nhằm tìm kiếm cứu trợ tạm thời quanh thành phố Sarmafa. Tuy nhiên, thành phố này lại rất gần với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và họ được ví như lá chắn những ngày qua. Một số người lại tiếp tục chạy trốn lên những ngọn đồi, dọc theo những con đường lầy lội trong nhiệt độ lạnh giá, ông Osama Alhoussin nối.

"Điều này thực sự là thảm họa. Tình hình đang trở nên tồi tệ theo giờ. Không đủ sức để cứu giúp một số lượng người lớn như vậy", ông Osama Alhoussin nói trong một cuộc điện thoại từ trại tị nạn Idlib.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, phái đoàn từ Ankara đã gặp gỡ với các quan chức Nga vào ngày 17/2 và các cuộc điện đàm vẫn tiếp tục trong ngày hôm nay (18/2).

Người phát ngôn cho Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa đưa ra thông tin gì về các cuộc gặp với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, vào ngày 17/2, Moscow đã bày tỏ thất vọng về những gì ông nghe thấy về các hoạt động khủng bố ở Idlib. Các quan chức Nga đã đổ lỗi cho Ankara về việc không thực hiện nghĩa vụ quan trọng, trong đó có thỏa thuận ngừng bắn ở Sochi và tách lực lượng nổi dậy Syria ra khỏi các phần tử cực đoan.

"Điều quan trọng nhất là việc đưa phe đối lập bình thường ra khỏi các phần tử khủng bố", hãng tin Nga trích dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói tại Hội nghị An ninh Munich trong tuần.

Theo nhà phân tích của SETA Foundation - Omer Hidayet Ozkizilcik, cho đến gần đây, phần lớn Idlib đã rơi vào tay của nhóm cực đoan có tên là Hayat Tahrir al-Sham, có liên quan đến Mặt trận Nusra thuộc al Qaeda. Tuy nhiên, nhóm này đã rút lui khỏi nhiều khu vực và hiện tại đang bị áp đảo bởi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trong tỉnh.

Ông Omer Hidayet Ozkizilcik nói rằng, các thách thức từ Thổ Nhĩ Kỳ đối với quân đội Syria là nghiêm trọng bởi vì chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đang căng thẳng đối phó với sự hiện diện của gần 4 triệu người tị nạn ở Syria đang sống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thêm vào đó lại có thêm hàng triệu người tị nạn nữa đang sống trong sợ hãi gần biên giới nước này.

Trong tuần, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Trump đã nói về tình hình tại Idlib với Tổng thống Erdogan. Ông Trump đã cảm ơn ông Erdogan vì các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn thảm họa.

Trong nỗ lực tiến về phía bắc để lấy lại Idlib, quân đội Syria đã khiến quân lính Thổ Nhĩ Kỳ bị thương và tuyên bố lấy lại 1/3 tỉnh Idlib. Từ Aleppo, quân đội Syria đã phát động các cuộc tấn công ở các ngôi làng phía Tây với mụ tiêu tiến đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, máy bay Nga đã tiến hành gần 100 cuộc không kích vào ngày 17/2.

"Cuộc chiến giải phóng Aleppo và Idlib vẫn tiếp tục", Tổng thống Assad cho biết vào ngày 17/2.

Sawsan al-Rai là một trong số những người dân tị nạn chạy trốn khỏi đạn dược. Phụ thuộc vào những người tị nạn khác trên đường chạy trốn, cô và gia đình chỉ kịp mang theo một cái túi quần áo cho những đứa trẻ.

"Chúng tôi có tới 3 gia đình trong một lều. Điều này thực sự lo lắng trong thời gian tiếp theo", Sawsan al-Rai nói.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ