(Tổ Quốc) - "Việc triển khai 1000 binh lính đến Trung Đông cho thấy Mỹ vẫn còn nhiều lo lắng trước các động thái của Iran", Moscow cho biết.
"Mỹ tiếp tục bộc lộ nhiều căng thẳng và tiếp tục các động thái tại khu vực Trung Đông sau khi thông báo việc triển khai thêm 1000 binh lính đến khu vực Trung Đông", Nga và Trung Quốc cho biết ngày 18/6.
Ảnh minh họa. Nguồn: AP
Các căng thẳng giữa Iran và Mỹ tiếp tục leo thang trong những tháng gần đây. Washington và Tehran dường như đều đổ lỗi cho nhau sau các vụ xô xát " vẫn còn là một bí mật". Trung Quốc và Nga đều bày tỏ nhiều lo lắng trong tuyên bố mạnh mẽ về diễn biến Trung Đông.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên nên tiếp tục kiềm chế, không cần thiết phải tiếp tục bất kỳ động thái khiêu khích nào khiến cho tình hình trở nên leo thang căng thẳng trong khu vực", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị đã nói với báo chí tại Bắc Kinh.
"Đặc biệt, Mỹ nên thay đổi các biểu hiện, tránh gây sức ép tối đa vào Iran", Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị cho biết.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị cũng thúc đẩy Iran nên có các quyết định thận trọng và không nên dễ dàng từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Trung Quốc và Iran đang có quan hệ gần gũi về năng lượng. Bắc Kinh cũng ảnh hưởng nhiều từ các trừng phạt của Mỹ vào Iran.
"Không suy nghĩ và liều lĩnh"
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Ryabko đã nói với Washington nên chấm dứt kế hoạch đưa quân lính đến Trung Đông hay tiếp tục đe dọa Iran.
Thứ trưởng Ryabkov đã nói với báo chí rằng, Moscow đã tiếp tục đưa ra cảnh báo rằng Mỹ và đồng minh khu vực không nên có các động thái khiêu khích tiếp tục tạo thêm căng thẳng trong khu vực.
"Hiện tại, những gì chúng tôi nhìn thấy là việc Mỹ tiếp tục tạo thêm các áp lực chính trị, tâm lý và kinh tế tại khu vực. Những gì chúng ta nhìn thấy là các nỗ lực của Mỹ gia tăng sức ép với Iran với nhiều biểu hiện khiêu khích. Các hành động như vậy không thể đánh giá được bất kỳ điều gì. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến chiến tranh khiêu khích", ông Ryabkov nói thêm.
Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói trên truyền hình trực tiếp rằng, Tehran không hề có ý định tạo ra chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào.
"Thế giới vẫn ủng hộ các động thái của Iran với Mỹ. Mặc dù các nỗ lực của Washington trong khu vực hay mong muốn của Washington gây sức ép tối đa đối với Iran nhưng điều đó vẫn không có được thành công", Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết.
Iran và Mỹ vẫn tiếp tục tiềm ẩn nhiều căng thẳng gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Các trừng phạt của Mỹ với nước này liên tục tăng cường kể từ sau quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Washington.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng tăng cường trừng phạt kinh tế vào nước này, huy động thêm quân lính và tàu chiến đến Trung Đông.
Các xung đột trên vịnh liên tục diễn ra cùng với các cáo buộc của Mỹ với nước này. Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton cũng cáo buộc Iran về vụ xung đột này.
Cùng với các thông tin mơ hồ và không ai đưa ra tuyên bố trách nhiệm vụ việc, Lầu Năm Góc đã đưa ra video và các hình ảnh nghi ngờ chính Iran gây ra vụ việc. Tehran liên tục bác bỏ các cáo buộc và cho rằng đây là hành động nguy hiểm và trầm trọng.
Huy động thêm 1000 quân lính
Vào ngày 17/6, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã đưa ra thông báo việc triển khai khoảng 1000 quân lính đến vùng Vịnh nhằm đối phó với các thách thực trên thực địa cũng như hải quân và không quân tại Trung Đông.
"Mỹ không hề muốn tìm kiếm xung đột với Iran. Việc triển khai thêm quân lính đến khu vực chỉ đe dọa an toàn và duy trì tính ổn định ", quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nói thêm.
Động thái này tiếp tục gia tăng căng thẳng khi lực lượng binh lính Mỹ tại khu vực đã tăng lên tới 1500 người.
Ông David Desroches, cựu giám đốc chịu trách nhiệm cho các hoạt động NATO tại Lầu Năm Góc đã kêu gọi việc triển khai các biện pháp nhỏ. Ông David Desroches đã nói trên Al Jazeera rằng, điều này được xem như một thông điệp. Tuy nhiên, không ai mong muốn chiến tranh xảy ra.
Trong khi đó, Iran vừa đưa thời hạn trong 10 ngày với các siêu cường thế giới nhằm thực hiện đầy đủ cam kết về thỏa thuận hạt nhân sau khi Washington từ bỏ.
Thỏa thuận hạt nhân 2015 sụp đổ đặt ra mối đe dọa về việc Iran tiếp tục làm giàu urani. Giới quan sát cho rằng đây là mối đe dọa. Người phát ngôn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran – ông Behrouz Kamalvandi cho biết ngày 17/6 rằng, Iran sẽ lên kế hoạch tiếp theo sau 10 ngày hạn chót.
"Động thái này sẽ đảo ngược một khi các bên thực hiện các cam kết đầy đủ", người phát ngôn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran – ông Behrouz Kamalvandi nói thêm.
Tehran mong muốn vẫn có thể tiếp tục thỏa thuận với các thành viên còn lại là Anh, Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc nếu các nước này có kiềm chế từ các trừng phạt của Mỹ và giúp Iran tiếp tục bán dầu cho các nước khác.