• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chồng chéo thách thức Mỹ-Iran: Vì đâu châu Âu "loay hoay" tìm nút tháo gỡ?

Thế giới 11/06/2019 11:07

(Tổ Quốc) - Iran tiếp tục gia tăng các thách thức về việc tiếp tục quá trình sản xuất làm giàu urani, người đứng đầu cơ quan giám sát nguyên tử Liên Hợp Quốc cho biết giữa bối cảnh căng thẳng hai nước vẫn tiếp tục leo thang.

Căng thẳng Mỹ-Iran vẫn tiếp diễn

Đánh giá này diễn ra vào thời điểm xung đột giữa Mỹ và Iran vẫn tiếp tục gia tăng trong các tuần qua sau một năm Washington rút khỏi thỏa thuận giữa Tehran và các siêu cường thế giới nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này. Washington tiếp tục các trừng phạt vào Iran sau khi ra khỏi thỏa thuận hạt nhân.

Chồng chéo thách thức Mỹ-Iran: Vì đâu châu Âu loay hoay tìm nút tháo gỡ? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:Reuters

Washington đã thắt chặt các trừng phạt đối với Iran bắt đầu từ tháng Năm, yêu cầu tất cả các quốc gia và công ty chấm dứt nhập khẩu dầu của Iran và siết chặt hệ thống tài chính toàn cầu. Mỹ cũng tăng cường quân lính vào Trung Đông nhằm kiềm chế những gì Washington cho là mối đe dọa Iran.

Phản ứng trước điều này, Iran cũng gia tăng việc làm giàu urani và kêu gọi châu Âu có biện pháp đối phó với Mỹ trước trừng phạt bủa vây nhằm vào nước này. Quá trình đảm bảo thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các thành viên châu Âu còn lại vẫn đang được bỏ ngỏ.

Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) - Yukiya Amano cho rằng Iran hiện tại đang tiếp tục sản xuất làm giàu urani nhiều hơn trước đây. Tuy nhiên, hiện không rõ số lượng sản xuất urani có thể kiềm chế ở mức độ cho phép theo cam kết của thỏa thuận.

"Tỷ lệ sản xuất đang tăng lên", người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) - Yukiya Amano nói tại buổi họp báo khi được hỏi về việc liệu quá trình sản xuất làm giàu urani có gia tăng.Tuy nhiên, ông Yukiya Amano bác bỏ đưa ra thông tin định lượng cụ thể về số lượng gia tăng.

Iran cho biết vào tháng trước rằng họ vẫn tuân thủ thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên, việc sản xuất làm giàu urani vẫn theo quy định giới hạn mức độ cho phép. Mặt khác, Tehran cũng yêu cầu các quốc gia châu Âu có giải pháp nhằm giảm trừng phạt cho nước này.

Vào ngày 10/6, Ngoại trưởng Đức - Heiko Maas, một quan chức phương Tây cấp cao nhất đến thăm Iran.

"Tình hình trong khu vực đang trở nên căng thẳng và nguy hiểm trầm trọng. sự leo thang căng thẳng hiện tại có thể dẫn đến xung đột quân sự bất kỳ lúc nào", Ngoại trưởng Đức - Heiko Maas nhấn mạnh.

Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức - Heiko Maas, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã cho rằng Mỹ đang khiến cho tình hình trở nên căng thẳng và kêu gọi các thành viên còn lại trong thỏa thuận hạt nhân nên ủng hộ Iran, tác động vào Mỹ gây áp lực giảm trừng phạt cho nước này.

"Chiến tranh sẽ không bao giờ có lợi cho bất kỳ quốc gia nào và người dân Iran luôn phản đối các hành động và cách cư xử của Mỹ:, truyền hình Iran trích dẫn lời của Tổng thống Rouhani cho biết.

Ngoại trưởng Zarif cho biết, Iran sẽ hợp tác với liên minh châu Âu nhằm duy trì thỏa thuận.

"Việc giảm căng thẳng có thể thông qua nỗ lực chấm dứt trừng phạt kinh tế do Mỹ tạo nên. Bất kỳ việc tạo nên căng thẳng nào cũng không thể mong muốn cho sự an toàn dài lâu".

Ngoại trưởng Đức Maas kêu gọi Iran tránh để căng thẳng leo thang và thúc đẩy cam kết theo những gì có trong thỏa thuận hạt nhân. Mặt khác, Tehran sẽ gặp phải rủi ro nếu tiếp tục bị cô lập trên trường quốc tế và sẽ tạo nên mất ổn định trong khu vực.

"Giảm căng thẳng thông qua đối thoại"

Người đứng đầu Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA) - Yukiya Amano bày tỏ lo lắng về việc gia tăng căng thẳng về vấn đề hạt nhân. Ông Yukiya Amano nói thêm rằng, ông hi vọng có thể giảm căng thẳng hiện tại thông qua đối thoại. Điều này là cần thiết để Iran tiếp tục thực hiện cam kết liên quan đến hạt nhân.

Tại Washington, nữ phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ Morgan Ortagus cho biết, các thông tin của Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA) chỉ ra rằng Iran đang đi sai hướng và tiếp tục gây thách thức đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Các đồng minh châu Âu của Mỹ cũng lên tiếng phản đối quyết định của Washington về việc ra khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 giữa Iran và Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nga và Trung Quốc. Châu Âu hứa hẹn có thể giúp Iran tìm cách khác để giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại hiện tại mặc dù cơ hội thành công vẫn còn rất xa, hãng reuters nhận định.

Các công ty của châu Âu đã thông báo các kế hoạch đầu tư tại Iran bất chấp các trừng phạt của Mỹ vẫn diễn ra với Tehran.

Iran nói rằng châu Âu chưa đủ sức để có thể hỗ trợ nước này xử lý các vấn đề thương mại trong bối cảnh căng thẳng từ trừng phạt của Mỹ.

"Chúng tôi chưa từng nhìn thấy bất kỳ biện pháp nào của châu Âu mặc dù luôn thể hiện lập trường chính trị công bằng", Tổng thống Rouhani nói.

Ngoại trưởng Đức Maas cũng nói rằng vẫn còn chút hạn chế đối với các quốc gia châu Âu.

"Chúng tôi muốn hoàn thành cam kết. Chúng tôi không thể làm việc trong rối bời và tiếp tục cố gắng để không rơi vào thất bại trong thỏa thuận hạt nhân", ông Maas nói trong suốt buổi họp báo với Ngoại trưởng Zarif.

Pháp, Anh và Đức đã công bố "phương tiện đặc biệt" với tên chính thức là Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) tại một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng EU ở Bucharest, Rumani.

Hiện INSTEX sẽ được châu Âu sử dụng để chỉ bán thực phẩm, thuốc và thiết bị y tế cho Iran, nhưng các nước châu Âu cũng có thể mở rộng kênh thương mại này trong tương lai với các mặt hàng khác, theo đài truyền hình Đức NDR. Thiết bị này ra đời nhằm né được phần nào các trừng phạt của Mỹ.

"Đây là một thiết bị mới và chưa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cần cả một lộ trình", Ngoại trưởng Đức – ông Maas nói với báo chí.

Washington cũng đã chỉ trích các kế hoạch của châu ÂU. Các nhà ngoại giao cho biết, hệ thống này không có nhiều ảnh hưởng cho thương mại với Iran nhưng có thể dùng để giao dịch trong bối cảnh hạn chế từ trừng phạt của Mỹ.

Nữ phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ Morgan Ortagus cũng nói rằng Mỹ sẽ không hỗ trợ bất kỳ cơ chế thanh toán nào cho phép các quốc gia hay doanh nghiệp nào khác vẫn tiếp tục thực hiện giao dịch với Iran.

Washington cho biết, không nên lấy thỏa thuận hạt nhân ra làm cái cớ để bao bọc các vấn đề khác, Các quốc gia châu Âu khẳng định, trong khi họ bày tỏ nhiều lo lắng thì điều này sẽ càng trở nên khó khăn hơn nếu thỏa thuận hạt nhân sụp đổ.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ