• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Leo thang với Mỹ: Iran thôi thúc tiềm năng hạt nhân đe dọa bất kỳ đối thủ nào?

Thế giới 28/05/2019 09:27

(Tổ Quốc) - Gia tăng căng thẳng với Mỹ, Iran đã lên tiếng về việc tự bảo vệ chính mình trước các thách thức ngày càng gia tăng.

Iran lên tiếng sẽ tự bảo vệ chính mình

Theo Reuters, Iran sẽ tự bảo vệ chính mình nhằm đối phó với bất kỳ hành động khiêu khích kinh tế hay quân sự nào, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết vào ngày 26/5 đồng thời kêu gọi các quốc gia châu Âu nên có hành động bảo vệ hiệp ước hạt nhân Iran.

Leo thang với Mỹ: Iran thôi thúc tiềm năng hạt nhân đe dọa bất kỳ đối thủ nào? - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và Ngoại trưởng Iraq Mohamed Ali Alhakim. Ảnh:reuters

Nói tại cuộc họp báo Baghdad cùng với lãnh đạo đồng cấp Iraq Mohammed al-Hakim, ông Zarif cho biết, Iran muốn xây dựng quan hệ cân bằng với các quốc gia vùng Vịnh Ả rập và đề xuất ký kết hiệp ước không khiêu khích với họ.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục tự bảo vệ mình nhằm đối phó với bất kỳ cuộc chiến nào đối phó với Iran, cho dù là cuộc chiến kinh tế hay cuộc chiến quân sự và chúng tôi sẽ đối phó với các thách thức của Iran bằng sức mạnh", ông Zarif nói.

Các căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn tiếp tục gia tăng sau cuộc tấn công nhằm vào tàu chở dầu ở vùng Vịnh. Phía Washington đổ lỗi cho cuộc tấn công do Iran gây ra.

Tehran bác bỏ liên quan đến vụ việc. Tuy nhiên, Mỹ đưa tàu sân bay và hơn 1500 binh lính đến vùng Vịnh trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại khu vực.

"Một năm kể từ khi bị Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt hà khắc, người dân Iran vẫn không đầu hàng trước những sức ép mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống", RT dẫn lời Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết.

Chính phủ Iran vừa đưa ra cảnh báo sẽ họ sẽ không thử và không hề muốn chiến tranh xảy ra. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ không hề muốn chiến tranh trong khi Tổng thống Trump đe dọa sẽ có cách để kết thúc với Iran trong trường hợp xảy ra xung đột.

"Iraq vẫn tiếp tục giữ lập trường với Iran và có thể đóng vai trò trung gian giữa nước láng giềng và Mỹ. Baghdad không tin rằng, đóng băng kinh tế sẽ mang đến kết quả", ông Hakim nói

"Chúng tôi vẫn tiếp tục nói rõ ràng và chân thành rằng chúng tôi phản đối hành động đơn phương từ phía Mỹ, tiếp tục giữ lập trường với Iran", ông Hakim cho biết.

Mỹ và Iran hiện là hai đồng minh chính của Iraq.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi đã đến Oman và thảo luận về việc phát triển khu vực, hãng thông tấn Oman cho biết.

Một quan chức vào tuần trước cho biết, Iran đang cố gắng hợp tác cùng với các đối tác khác nhằm kiềm chế căng thẳng giữa Mỹ và Iran.

"Ông Araqchi đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hòa bình và an ninh tại Vịnh Ba Tư và cảnh báo đối phó với các chính sách mang tính xây dựng của Mỹ và các đồng minh khu vực. Ông Araqchi đã bác bỏ các đàm phán trực tiếp và gián tiếp với Mỹ", Ngoại trưởng Iran nói trên website.

Cuộc trưng cầu dân ý về hạt nhân?

Washington tiếp tục thúc đẩy các trừng phạt đối phó với Iran trong bối cảnh quan hệ đang trở nên tồi tệ hơn dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Mỹ đã rút khỏi hiệp ước hạt nhân Iran 2015.

Tại Tehran, Tổng thống Hassan Rouhani đã đưa ra ý tưởng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về chương trình hạt nhân của Iran có nên tiếp tục, truyền thông Iran thông báo.

Cuộc trưng cầu dân ý về chương trình hạt nhân có thể khiến các nhà lãnh đạo Iran có động lực tiếp tục và tìm cơ hội giải quyết vấn đề độc lập với Mỹ.

Các nhà lãnh đạo đứng đầu Iran cho biết, họ không tìm kiếm chiến tranh với Mỹ và các quan chức nói trên hãng Reuters từ Tehran vào tuần trước rằng, mặc dù lập trường cứng rắn với Washington nhưng các quan chức đang cố gắng tránh mở ra xung đột.

Tổng thống Rouhani cho biết , khi ông tiếp tục là nhà đàm phán hạt nhân đứng đầu trong năm 2004 thì ông đã đề xuất với nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei về việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề hạt nhân.

Tehran cho biết trong tháng này, các giới hạn cho thỏa thuận hạt nhân sẽ không còn giá trị sau khi Mỹ rút khỏi. Điều này không rõ ràng kho làm giàu urani của Iran ở ở mức độ cho phép hay nhiều hơn. Tuy nhiên, chính điều này khiến Washington cũng có phần lo lắng. Cựu giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper và một số nhà phân tích và ngoại giao khác cho biết, nguy hiểm leo thang, đặc biệt là các căng thẳng kéo dài có thể gây ra hậu quả.

Iran đã tổ chức 3 cuộc trưng cầu dân ý từ khi cách mạng Hồi giáo 1979 diễn ra nhằm thiết lập một quốc gia Hồi giao và phê duyệt sửa đổi hiếp pháp.

Washington cho biết họ tiếp tục xây dựng quân đội Mỹ tại khu vực, cáo buộc Tehran đang là thách thức đối với quân lính và lợi ích của Mỹ. Tehran đã mô tả động thái của Mỹ là "một đòn tấn công tầm lý" và "một trò chơi chính trị".

Trong tín hiệu không hài lòng về phía Iran, nguồn tin Iran cho biết nước này đang gia tăng sản xuất làm giàu uranium cấp độ thấp. Trích dẫn nguồn tin tại nhà máy làm giàu Natanz, hãng tin Tasnim cho biết, Iran đang gia tăng tỷ lệ sản xuất làm giàu uranium, điều này mang lại nhiều nghi ngờ cho thách thức Iran trong thời gian tới.

Theo Reuters, phía Iran cho biết, sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Trung Đông được xem là điều tồi tệ nhất trong lịch sử.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ