(Tổ Quốc) - Mỹ và Iran tiếp tục các căng thẳng sau nhiều tuần đồng thời cảnh báo về mức độ khủng hoảng khu vực có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Căng thẳng Mỹ-Iran tiếp tục leo thang đỉnh điểm
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cảnh báo vào ngày 20/5 rằng Iran sẽ phải huy động lực lượng lớn mạnh nếu muốn tấn công vào lợi ích của Mỹ tại Trung Đông, một nguồn tin chính phủ cho biết rằng Washington nghi ngờ phiến quân Shi'ite có quan hệ với Tehran và đứng sau cuộc tấn công hỏa tiễn tại vùng Xanh của thủ đô Baghdad.
Tổng thống Trump. Ảnh:reuters
"Tôi cho rằng Iran sẽ mắc phải một lỗi lầm rất nghiêm trọng nếu họ làm bất kỳ điều gì. Nếu họ muốn thực hiện chắc chắn sẽ phải huy động lực lượng lớn", Tổng thống Trump nói với báo chí khi ông rời khỏi Nhà Trắng vào ngày 20/5 trong một sự kiện ở Pennsylvania.
Các bình luận của Tổng thống Trump diễn ra khi các nguồn tin của chính phủ Mỹ cho biết Washington nghi ngờ phiến quân Shi'ite có quan hệ với Iran trong cuộc tấn công hỏa tiễn vào ngày 19/5 ở vùng Xanh của Baghdad.
Các nguồn tin giấu tên được cho là phù hợp với các đánh giá an ninh quốc gia Mỹ cho biết, Mỹ vẫn cố gắng thiết lập lực lượng nhằm giám sát các liên quan của Iran.
Hỏa tiễn đã bắn rơi ở vùng Xanh – nơi các tòa nhà chính phủ và đại sứ quán ở đó. Vụ việc không gây thương tích nhưng hàng loạt các vụ tấn công khu vực gần đây khiến Mỹ nghi ngờ khả năng có sự tham gia của Iran.
Tuy nhiên, phía Tehran tiếp tục bác bỏ các cáo buộc liên quan trong các cuộc tấn công vào tuần trước và các đồng minh Iraq của Iran cũng lên án vụ tấn công hỏa tiễn vào ngày 19/5.
Một số nhân chứng cho biết đã nghe thấy một tiếng nổ lớn ở trung tâm Baghdad vào đêm 19/5 theo giờ địa phương. Ngoài ra, hai nguồn tin ngoại giao ở Baghdad cũng cho biết đã nghe thấy tiếng nổ ở vùng Xanh, nơi tập trung các tòa nhà của Chính phủ Iraq và đại sứ quán các nước tại Iraq.
Trước đó, ngày 14/5, các máy bay không người lái đã tấn công vào hai trạm bơm dầu ở phía tây thủ đô cung cấp cho đường ống chạy từ phía đông của Saudi tới cảng Yanbu trên bờ biển phía tây.
Lực lượng Houthi có liên minh với Iran tại Yemen tuyên bố chịu trách nhiệm cho vụ việc tấn công vào hai trạm dầu vào ngày 14/5. Phía Saudi Arabia cáo buộc Tehran gây ra vụ tấn công. Các căng thẳng giữa Washington và Tehran liên tục leo thang trong nhiều tuần qua.
Châu Âu và chính quyền Mỹ tin rằng phiến quân Shi'ite đóng tại Yemen và Iraq đã thực hiện các cuộc tấn công tại Saudi Arbia và gần với UAE có sự hậu thuẫn của Iran.
Hai nguồn tin của Mỹ cũng cho biết họ đang cố gắng dò xét xem cuộc tấn công có phải đến từ Iran hay không nhằm có biện pháp đối phó.
Các vụ việc diễn ra ngay sau khi Tổng thống Trump quyết định cắt toàn bộ việc xuất khẩu dầu của Iran – vào thời điểm đúng 1 năm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
Quyết định của Tổng thống Trump đã ngầm định rằng, thỏa thuận chấm dứt cũng là lúc Mỹ nới lỏng trừng phạt kinh tế và điều này gây tức giận cho phía Tehran. Iran bác bỏ thông tin cáo buộc tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân.
Chương trình làm giàu uranium cấp độ thấp
Trong tín hiệu không hài lòng về phía Iran, nguồn tin Iran cho biết nước này đang gia tăng sản xuất làm giàu uranium cấp độ thấp. Trích dẫn nguồn tin tại nhà máy làm giàu Natanz, hãng tin Tasnim cho biết, Iran đang gia tăng tỷ lệ sản xuất làm giàu uranium, điều này mang lại nhiều nghi ngờ cho thách thức Iran trong thời gian tới.
Cách đây 2 tuần, sau khi Tổng thống Trump đưa ra lệnh cấm xuất khẩu dầu đối với Iran, phía Tehran cho biết họ sẽ nới lỏng cam kết trong thỏa thuận hạt nhân với các quốc gia còn lại, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Nga và Mỹ.
Theo thỏa thuận hạt nhân Iran dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Iran được phép sản xuất 300 kg urani cấp độ thấp.
Tehran cho biết trong tháng này, các giới hạn cho thỏa thuận hạt nhân sẽ không còn giá trị sau khi Mỹ rút khỏi. Điều này không rõ ràng kho làm giàu urani của Iran ở ở mức độ cho phép hay nhiều hơn. Tuy nhiên, chính điều này khiến Washington cũng có phần lo lắng.
Cựu giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper và một số nhà phân tích và ngoại giao khác cho biết, nguy hiểm leo thang, đặc biệt là các căng thẳng kéo dài có thể gây ra hậu quả.
"Điều tôi lo lắng là các sự cố vô ý có thể gây ra thảm họa", ông James Clapper nói thêm.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo Iraq đã có chuyến thăm đến Baghdad cách đây hai ngày về lo ngại sự thất bại trong việc kiềm chế phiến quân do Iran hậu thuẫn và sự mở rộng lực lượng của Tehran nhằm gây bất ổn an ninh. Mỹ sẽ có phản ứng với tình hình này.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói rằng, không có tuyên bố chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công hỏa tiễn. Tuy nhiên, các ngờ vực đứng đằng sau vụ việc có thể do lực lượng mà Iran hậu thuẫn.
Tổng thống Trump ngày 19/5 đã phải viết tweet căng thẳng rằng: 'Nếu Iran muốn tấn công thì đó sẽ là điểm kết của nước này. Đừng bao giờ thách thức lại Mỹ".
Các nhà chỉ trích cho rằng Tổng thống Trump có chút mâu thuẫn. Trong tuần trước, ba quan chức Mỹ đã phải nói trên Reuters rằng Tổng thống Trump đã nói với các quan chức đứng đầu rằng ông không hề muốn chiến tranh với Iran.
Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc - Takht Ravanchi cũng đưa ra cảnh báo với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong một lá thư công khai ngày hôm qua (20/5): "Nếu tình hình hiện tại và sau đó vượt quá tầm kiểm soát thì sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng khác không cần thiết".