• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Liên hệ thực sự Iran- Thổ: Một góc thế lực Trung Đông?

Thế giới 05/10/2017 13:06

(Tổ Quốc) - Giữa căng thẳng về cuộc trưng cầu người Kurd và xung đột Syria, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có những chuyển động bất ngờ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 4/10 đã đến thăm Iran để có các cuộc hội đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Nhà lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Nhiều nhà phân tích chính trị đã chia sẻ nhận định về những kết quả tiềm năng của chuyến thăm và những tín hiệu thực sự.

Nhà khoa học chính trị Thổ Nhĩ Kỳ Rafet Aslantaş, giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược ANKA (Ankara), chỉ ra rằng mặc dù chuyến đi của ông Erdogan đến Tehran được thể hiện như một chuyến thăm đáp lại sau khi Tổng thống Rouhani đến Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 4/2016, tuy nhiên, giữa sự leo thang căng thẳng hiện tại trong khu vực, động thái này quan trọng hơn nhiều một "chuyến thăm lịch sự".

Chuyến thăm Iran của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có nhiều tín hiệu quan trọng. (Nguồn: Reuters)

Ông lưu ý rằng cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo diễn ra sau cuộc trưng cầu độc lập gần đây ở Kurdistan (cộng đồng người Kurd) tại Iraq và giữa lúc tiến trình hòa bình về Syria đang diễn ra ở Astana, nhằm giải quyết cuộc xung đột quân sự Syria. Điều này chứng tỏ rằng Ankara và Tehran có nhận thức chung về các mục tiêu, nhiệm vụ và mối đe dọa chung mà hai quốc gia đang phải đối mặt.

Sức ép từ trưng cầu dân ý người Kurd

"Tiến trình này được tăng cường trước và sau cuộc trưng cầu dân ý – dưới sự lãnh đạo của người đứng đầu Kurdistan Masoud Barzani đã ảnh hưởng đến an ninh khu vực – điều rất nhạy cảm đối với cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Iran. Cả hai nước này đều nói những tuyên bố của Barzani rằng cuộc trưng cầu trên không kéo theo mối đe dọa nào là không thuyết phục," ông nói với Sputnik.

Hormoz Jafari, một chuyên gia Iran về các vấn đề Trung Đông, chỉ ra rằng mặc dù Iran và Thổ Nhĩ Kỳ khác nhau về cách giải nghĩa các mối đe doạ từ động thái trên của người Kurdistan tại Iraq, về mặt lịch sử, cả hai nước đều có thể cùng Iraq và Syria tìm cách đáp trả đối với chủ nghĩa dân tộc Kurdish. Ông cũng lưu ý rằng, so với Iran, vấn đề bây giờ là mối quan ngại nhiều hơn đang rơi về phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Hôm thứ Ba, Iran thông báo rằng họ đã đóng các cửa khẩu biên giới với Iraq Kurdistan để tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq.

Bình luận về động thái này, Rafet Aslantaş nói rằng Iran cho rằng Kurdistan và vùng lãnh thổ của họ tại Iraw đang ngày càng quan tâm tới việc mở rộng thêm ảnh hưởng.

"Iran đã gây ảnh hưởng nhất định lên các định chế trung ương của Iraq. Bằng cách đó, Tehran đã cố gắng bảo vệ an ninh biên giới, và, trong chừng mực có thể, đã cố gắng truyền bá chiến lược "Hồi giáo Shia". Iran dường như không muốn mất những lợi thế này, "ông nói với Sputnik.

Bên cạnh đó, ông nói tiếp, Tehran lo ngại rằng sau cuộc trưng cầu dân ý, rất có thể một nhà nước của người Kurd sẽ được thành lập ngay biên giới của họ, điều này có thể tạo thuận lợi cho các tư tưởng ly khai ở Iran.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc đối đầu kéo dài 30 năm với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) -đã thiết lập cơ cấu chính phủ ở các vùng lãnh thổ của người Kurd ở phía bắc Syria thì sau cuộc bỏ phiếu của Barzani, Ankara lo ngại rằng tình hình trong khu vực có thể nằm ngoài tầm kiểm soát và trở nên không thể đoán trước được, ông nói, cho biết thêm rằng rõ ràng là có những thế lực lớn đứng đằng sau những quá trình này.

"Quan tâm đến tất cả các vấn đề trên, Ankara và Tehran đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác chung và đối phó với các mối đe dọa khu vực. Hơn nữa, sự hợp tác đã trở thành điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng nhất cho hai nước hiện nay là chứng minh sự chân thành về ý định của họ và việc duy trì mối quan hệ đồng minh, "ông nói.

Nga và xung đột Syria thúc đẩy sự xích lại

Rafet Aslantaş cũng chỉ ra rằng tiến trình hòa bình ở Astana cũng đóng một vai trò nhất định trong việc nối lại quan hệ giữa hai nước. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ lập trường quyết đoán của Nga đã thúc đẩy Ankara và Tehran bắt đầu tìm kiếm các cơ sở chung trong lợi ích địa chính trị. Sẽ không đáng ngạc nhiên nếu hai nước này quyết định giải quyết cuộc khủng hoảng ở các khu vực phía bắc của Iraq.

Hơn nữa, ông nói, hai nước nên hợp tác để không trở thành kẻ thua cuộc trong cuộc chơi địa chính trị.

"Có nhiều yếu tố cản trở hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Các cường quốc thế giới hiện đang vẽ lại các khu vực ảnh hưởng của họ ở Syria và Iraq, điều tác động đến tất cả các nước trong khu vực. Trong tương lai gần, có thể chúng ta sẽ nhìn thấy cuộc thương lượng lớn về vùng Caucasus. Trong những điều kiện như vậy, các nước trong khu vực nên tham gia vào nỗ lực của họ để tránh bị thua thiệt ", chuyên gia này cho biết.

Trong khi đó, ông Hormoz Jafari lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển các ưu tiên của mình từ việc lật đổ Tổng thống Assad sang bảo vệ an ninh quốc gia trước Kurdistan Syria và các đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) – bị Ankara cho là một chi nhánh của PKK Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này đã thúc đẩy Ankara gia nhập quan hệ đối tác Nga-Iran, đã được thể hiện rõ trong các cuộc thảo luận về hoạt động giải phóng lãnh thổ phía bắc của Idlib và Syria.

Chuyên gia này cũng cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng Qatar -đang trở thành đối thủ khu vực của Saudi Arabia. Căng thẳng giữa hai nước này chưa được giải quyết, trong khi kéo theo cuộc khủng hoảng ở cả Vịnh Ba Tư.

Iran đã trở thành đồng minh duy nhất của Qatar trong khu vực, ông nói. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có mối quan hệ thuận lợi với Doha; họ có một căn cứ quân sự ở nước này và vẫn đang hỗ trợ cho Qatar. Như vậy Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể hợp tác về vấn đề này.

Những cuộc thảo luận sâu hơn có thể nằm trong trong chương trình nghị sự của Tổng thống Erdogan tại Iran, các chuyên gia kết luận.

(Theo Sputnik) 

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ