• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Liên hợp quốc cảnh báo thế giới về ô nhiễm khí hậu

Thế giới 28/10/2022 14:42

(Tổ Quốc) - Báo cáo về Khoảng cách phát thải ngày 27/10 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ ấm dần lên toàn cầu.

Một báo cáo mới đây của Liên hợp quốc cho biết thế giới - đặc biệt là những quốc gia gây ô nhiễm lớn - đang tụt hậu xa và gần như không đủ sức để đảm bảo thực hiện đúng cam kết với mục tiêu toàn cầu nhằm hạn chế sự nóng lên trong tương lai.

Báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo thế giới về nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm khí hậu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Theo báo cáo về Khoảng cách phát thải ngày 27/10 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, hành động không đủ mạnh của thế giới sẽ tiếp tục thúc đẩy hiện tượng ấm dần lên toàn cầu trong thời gian tới.

"Các cam kết toàn cầu và quốc gia về khí hậu đang bị sụt giảm đáng kể. Chúng ta có thể rơi vào thảm họa toàn cầu", Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết.

Trong báo cáo, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, thế giới đang rất chậm chạp trong việc từ bỏ khỏi nhiên liệu hóa thạch. Theo nhà khoa học khí hậu Bill Hare, người đứng đầu của tổ chức Climate Analytics, báo cáo xác nhận tốc độ chậm chạp của thế giới trong hành động ứng phó với biến đổi khí hậu mặc dù chúng ta đang phải chứng kiến những ảnh hưởng nghiêm trọng gần đây của khí hậu. Thay vì hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 đến 2 độ C so với thời điểm tiền công nghiệp thì dựa theo căn cứ từ thỏa thuận Paris năm 2015 và những gì thế giới đang hành động hiện nay, dự kiến thế giới sẽ chứng kiến hiện tượng nóng lên toàn cầu khoảng 2,8 độ C đến năm 2100. Khi các quốc gia đã cam kết cụ thể sẽ giảm mức nhiệt toàn cầu dưới 2,6 độ C thì nghĩa là vẫn duy trì mức nhiệt tăng khoảng 1,1 độ C so với thời điểm tiền công nghiệp.

"Chúng ta chỉ có thể đạt được đúng theo mức hạn chế nóng lên toàn cầu là 1,5 độ C nếu đảm bảo giảm phát thải 45% đến năm 2030", ông Inger Andersen, Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNEP cho biết.

Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Petteri Taalas nói rằng cơ quan thời tiết của Liên hợp quốc khẳng định 50% các quốc gia trên thế giới có thể đạt được mục tiêu hạn chế nóng lên toàn là 1.5 độ C trong 5 năm tới hoặc trong thập kỷ tới.

"Chúng ta phải hiểu rằng chỉ cần một con số nhỏ trong nỗ lực hạn chế nóng lên toàn cầu cũng được xem là cơ hội để giảm đi thảm họa. Thế giới dường như đang chuyển từ khủng hoảng khí hậu sang thảm họa khí hậu", ông Taalas nói.

Hành động nhanh

Nhà khoa học khí hậu tại Đại học Stanford Rob Jackson thuộc nhóm nghiên cứu độc lập Dự án carbon toàn cầu đã theo dõi lượng khí thải carbon dioxide trên khắp thế giới cho rằng lượng khí thải hóa thạch trong tốc độ hiện nay có thể đẩy lên cao vượt mức hạn chế nóng lên toàn cầu là 1,5 hoặc 2 độ C, thậm chí có thể lên tới 2,5 hoặc 3 độ C.

"Chúng ta đang thất bại vì hành động quá chậm. Năng lượng tái tạo đang bùng nổ và rẻ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các gói kích thích kinh tế trong đại dịch Covid-19 và căng thẳng Ukraine đã làm gián đoạn thị trường năng lượng toàn cầu và khiến một số quốc gia buộc phải quay trở lại dùng khí đốt là than hay các nhiên liệu khác", ông Jackson nhấn mạnh.

Trong 10 ngày tới, các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế hàng năm sẽ bắt đầu tổ chức ở Sharm El Sheikh, Ai Cập , một số báo cáo sẽ nêu bật các khía cạnh khác nhau trong nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu trên thế giới.

Báo cáo cho biết các thành viên G20 vẫn rất khó khăn để thực hiện đúng với cam kết giảm phát khí thải. Hiện ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều có mức độ ô nhiễm cao hơn so với dự án chính sách hiện tại.

"Điều quan trọng là Trung Quốc, Mỹ và các nước G20 tiếp tục dẫn đầu trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu", bà Andersen nói đồng thời hoan nghênh đạo luật chống lạm phát và khí hậu trị giá 375 tỷ USD - được xem là một hành động thiết thực thay vì chỉ là những lời hứa sáo rỗng.

"Điều chúng tôi kêu gọi là thế giới phải hành động nhanh vì những điều tốt đẹp trong tương lai. Tuy nhiên, tất cả lại chưa nhanh và chưa đủ nhất quán", bà Andersen nói.

Báo cáo nhấn mạnh nhìn chung, để đạt được mức cắt giảm khí thải cần thiết thì thế giới phải chuyển đổi sang nền kinh tế carbon duy trì mức thấp, một nền kinh tế cần những khoản đầu tư toàn cầu từ 4 nghìn tỷ đến 6 nghìn tỷ USD mỗi năm./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ