(Tổ Quốc) - Pháp, Anh và Đức ngày 28/3 đã tìm cách thuyết phục các đối tác EU ủng hộ lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran.
Pháp, Anh và Đức ngày 28/3 đã tìm cách thuyết phục các đối tác EU ủng hộ lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran – điều phần nào làm hài lòng Tổng thống Trump và sẽ giúp duy trì thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015.
Theo Reuters, ông Trump ngày 12/5 đã ra tuyên bố yêu cầu các nước châu Âu "điều chỉnh những sai sót khủng khiếp" của thỏa thuận hạt nhân năm 2015 (JCPOA), hoặc ông sẽ từ chối gia hạn lệnh miễn trừng phạt cho Iran theo nội dung của JCPOA.
EU bác bỏ những lời chỉ trích trên. Tuy nhiên, Anh, Pháp và Đức hy vọng các bước đi của họ có thể khuyến khích Trump ban hành lệnh gia hạn mới.
Châu Âu muốn trừng phạt bổ sung nhằm vào Iran để ngăn nước Mỹ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử. |
Các đề xuất mới do London, Paris và Berlin đưa ra, đã được các đại sứ 28 nước Liên minh châu Âu EU thảo luận, có thể nhắm tới các thành viên của lực lượng an ninh quyền lực nhất Iran – Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), các nhà ngoại giao cho hay.
Các biện pháp trừng phạt này sẽ không liên quan đến lệnh cấm vận đã được dỡ bỏ trong thỏa thuận hạt nhân, nhưng thay vào đó nhắm mục tiêu vào các cá nhân Iran mà EU tin là đứng đằng sau chương vũ khí đạn đạo của Iran và hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Bất kỳ thực thể nào bị trừng phạt sẽ bị đóng băng tài sản, cấm đi đến EU và kinh doanh với các công ty có trụ sở tại khối này.
Trong một cuộc họp kín tại Brussels, ba nước trên đã thúc đẩy các nước khác đồng thuận về lệnh trừng phạt mới này - động thái diễn ra ngay trước cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao EU vào tháng tới, bốn nhà ngoại giao nói với Reuters. Một số nước cho biết họ cần thêm thời gian, và các cuộc thảo luận dự kiến sẽ tiếp tục vào tuần tới.
Tổng cộng có 15 cá nhân và các công ty Iran nằm trong danh sách trên, nhưng không có cuộc thảo luận trực tiếp nào về những đối tượng bị trừng phạt tại cuộc họp hôm thứ Tư, một nhà ngoại giao nói.
Anh, Pháp và Đức đưa ra đề xuất này để bổ sung thêm các biện pháp trừng phạt của EU đối với chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và vai trò của nước này trong cuộc chiến ở Syria, theo một tài liệu của Reuters.
"Định hướng là sẽ có quyết định về trừng phạt Iran tại Hội đồng quan hệ đối ngoại vào tháng 4," một nhà ngoại giao nói.
Nhưng một thành viên khác cho hay, "Sẽ rất phức tạp vì cần thời gian để thuyết phục các quốc gia thành viên."