• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lý do Nga sẽ không cắt dòng khí đốt đến châu Âu?

Thế giới 14/02/2022 19:01

(Tổ Quốc) - Nhiều dự đoán cho rằng Nga có thể sẽ dừng xuất khẩu nhiên liệu sang châu Âu trước căng thẳng Ukraine nhưng thực tế có vẻ Moscow vẫn cần tiền phục hồi kinh tế.

Dự trữ khí đốt của châu Âu ở mức thấp nhất

Theo Asia Times, một trong những vấn đề chính đặt ra trong cuộc khủng hoảng biên giới Ukraine là tương lai về nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Khi nhiều cuộc đàm phán thực hiện trong tháng qua, công ty dầu khí Gazprom của Nga đã cảnh báo dự trữ khí đốt của châu Âu đang ở mức thấp nhất.

Lý do Nga sẽ không cắt dòng khí đốt đến châu Âu? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Trước đó, Mỹ và châu Âu từng lên tiếng Nga phải rút quân khỏi biên giới Ukraine hoặc sẽ hủy bỏ dự án Nord Stream II.

Nord Stream II là dự án đường ống dẫn khí đốt dài 750 dặm nối giữa Nga và Đức để hỗ trợ thị trường khí đốt rộng lớn về phía tây bắc châu Âu. Hệ thống đường ống đã hoàn thành nhưng cơ quan năng lượng Đức chưa phê duyệt hoạt động.

Theo Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford (OIES), trong năm 2021, Nga đã cung cấp khoảng 35% lượng khí đốt đến châu Âu (gồm Anh và 27 quốc gia EU), khoảng 31% khí đốt qua đường ống dẫn, 4% là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu Nga cắt đường dẫn khí đốt vào châu Âu trong mùa đông?

Chia sẻ với Asia Times, Giáo sư năng lượng toàn cầu Michael Bradshaw tại Đại học Warwick (Anh), cho rằng các nguy cơ trên vẫn có thể xảy ra nhưng hai bên khả năng sẽ không hề muốn làm gián đoạn dòng chảy khí đốt vào châu Âu.

Nga cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu và tồn tại lâu dài sự phụ thuộc lẫn nhau. Hiện tại, Nga đang hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng dài hạn về cung cấp khí đốt. Việc phá vỡ các hợp đồng đó sẽ dẫn đến thiệt hại về pháp lý tài chính và uy tín cho Nga. Nhiều lần cả hai thừa nhận sự gián đoạn khí đốt sẽ không có lợi cho hai bên.

Vấn đề này cũng gây thiệt hại kinh tế nghiệm trọng tại Nga. Khoảng 75% thu nhập của công ty Gazprom đến từ các hoạt động xuất khẩu và công ty cần nguồn thu nhập này để cung cấp khí đốt với giá thấp cho người tiêu dùng trong nước.

Theo OIES, xuất khẩu khí đốt chiếm khoảng 6% doanh thu từ thuế của chính phủ Nga – ít hơn nhiều so với dầu nhưng không phải là một lượng nhỏ.

Bởi các lo lắng từ châu Âu, các trừng phạt sẽ khó có khả năng nhắm vào dòng chảy khí đốt tự nhiên. Các trừng phạt sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình năng lượng vốn đã khó khăn kéo theo giá cả leo thang do thị trường hỗn loạn.

Mặt khác, việc gián đoạn nguồn cung khí đốt hiện tại của Nga có thể dẫn đến việc cắt điện tại các khu vực của châu Âu. Các biện pháp trừng phạt có thể xem là "con dao hai lưỡi" gây hại cho các quốc gia phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Điều gì xảy ra nếu nguồn khí đốt bị cắt?

Theo ông Michael Bradshaw, giống như trong bất kỳ cơ sở hạ tầng năng lượng nào, chúng ta cũng cần duy trì lượng khí đốt nhất định để giữ hệ thống hoạt động. Điều này đúng với phương tiện lưu trữ, đường ống dẫn khí và những thứ tương tự. Một số nhà tiêu dùng công nghiệp có thể chuyển sang các nguồn năng lượng khác, chẳng hạn như dầu nhiên liệu nhưng nhiều người có thể giảm hoạt động, đặc biệt khi khí tự nhiên là đầu vào của các quá trình công nghiệp.

So sánh với sự gián đoạn nguồn cung giữa Nga và Ukraine trước đây, sự khác biệt lớn nhất lần này là bối cảnh đang diễn ra: thị trường khí đốt toàn cầu vẫn rất căng thẳng. Tóm lại, rất khó để biết liệu nguồn cung bổ sung đến châu Âu sẽ đến từ đâu nếu xảy ra biến động với Nga.

Nếu bạn nghĩ trước Giáng sinh, khi thảo luận về khủng hoảng khí đốt toàn cầu thì đó không phải do Nga tạo ra nhưng chắc chắn Moscow đang tận dụng điều đó.

Những gì sẽ xảy ra trong những tháng tới? Mọi thứ vẫn chưa thể đoán trước. Bởi vì nhu cầu sưởi ấm cao nên khí đốt sẽ ảnh hưởng lớn do thời tiết. Một đợt rét đậm kéo dài trong những tuần tới sẽ giảm số lượng dự trữ nhiều hơn ở châu Âu.

Và khi mùa xuân đến, nhu cầu khí đốt sẽ giảm hơn nhưng khi đó lượng lưu trữ sẽ rất thấp và việc đảm bảo cho các cơ sở vào mùa Đông tới sẽ rất khó khăn và tốn kém.

Nếu các nhà lãnh đạo có thể bình tĩnh và tìm ra giải pháp cho căng thẳng về Ukraine cũng như đường ống Nordstream 2 thì nguồn cung khí đốt có thể lại tăng vào mùa đông năm sau. Tuy nhiên, nếu không thành  thì châu Âu sẽ tiếp tục khó khăn như vậy trong năm sau, thậm chí còn tồi tệ hơn thế.

Trong dài hạn, vấn đề đối với châu Âu vẫn là nguồn cung khí đốt giảm. Vì vậy, trừ khi nhu cầu giảm, mức độ nhập khẩu khí đốt sẽ tiếp tục tăng.

Bài học từ khủng hoảng gần đây nhất là châu Âu cần đẩy nhanh quá trình khử carbon trong hệ thống năng lượng và giảm tiêu thụ lượng khí đốt tự nhiên. 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ