• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mặt trận siêu thanh: Mỹ gắng bắt kịp Nga, Trung "tăng tốc"

Thế giới 02/05/2019 15:17

(Tổ Quốc) - Nga và Trung Quốc gần đây đã đẩy nhanh những tiến bộ của họ trong việc phát triển các khí tài siêu thanh, bay nhanh hơn nhiều so với tốc độ âm thanh- hiện là 767 dặm/h.

Các tên lửa siêu thanh đạt được độ cao cao hơn và có thể được phóng từ đất liền, trên biển hoặc trên không. Chúng bay nhanh hơn bất kỳ vũ khí nào khác - hơn 3.000 dặm/h và có khả năng đạt tới 10.000 dặm/h- điều khiến chúng trở nên khó xác định, khó tránh hay khó bắn hạ. Sau khi dẫn đầu sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ này nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ đang thấy mình đứng sau và phải đầu tư mạnh vào công nghệ này để cố gắng bắt kịp.

Iain Boyd – một giáo sư kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Michigan, và có một trong những lĩnh vực nghiên cứu chính là phát triển các mô hình tính toán để giúp thiết kế các phương tiện siêu thanh. Những nghiên cứu này được cả chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân tài trợ, cũng theo ông Boyd.

Sự thành công dần bị lãng quên

Theo chuyên gia này, trong hơn 60 năm qua, mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với các phương tiện siêu thanh đã suy yếu dần. Washington đã có thành công ban đầu từ năm 1959 đến năm 1968 là X-15, một máy bay thử nghiệm siêu thanh với tốc độ bay tối đa 4.500 dặm/giờ. X-15 đã bay 199 lần và chỉ trải qua hai lần thất bại, trong đó một lần dẫn đến cái chết của phi công. Thành công này tạo tiền đề cho sự phát triển của tàu con thoi, bay từ năm 1981 đến năm 2011. Sự phát triển tiếp theo trong hoạt động siêu thanh là Chương trình Máy bay Không gian Quốc gia, từ năm 1986 đến năm 1993, dù chưa bao giờ chế tạo ra nguyên mẫu.

Mặt trận siêu thanh: Mỹ gắng bắt kịp Nga, Trung tăng tốc - Ảnh 1.

Mỹ đang nhanh chóng bắt kịp cuộc đua khí tài siêu thanh. (Nguồn: US Air Force)

Một thành công gần đây là X-51A, từ năm 2005 đến 2013, đã lập kỷ lục thế giới về thời gian duy trì chuyến bay của một phương tiện siêu thanh chạy bằng động cơ đẩy tốc độ cao. Tuy nhiên, chỉ có bốn chuyến bay được thực hiện, trong đó chuyến bay hai và ba không hoàn toàn thành công. Ngoài ra, không có kế hoạch nào cho việc tiếp tục vào cuối chương trình X-51A.

Hiện tại có vẻ như Hoa Kỳ đã trở lại nỗ lực phát triển khí tài siêu thanh một cách nghiêm túc. Lầu Năm Góc đã tuyên bố phương tiện siêu thanh là một ưu tiên kỹ thuật nghiên cứu và phát triển số một của họ. Yêu cầu ngân sách gần đây của Tổng thống đề xuất phân bổ gần 3 tỷ USD để phát triển vũ khí và hệ thống phòng thủ siêu thanh chống lại các loại vũ khí tiềm tàng của đối thủ.

Cuộc đua giành lợi thế siêu thanh

Trung Quốc và Nga ngày càng quan tâm đến vũ khí siêu thanh trong những năm gần đây. Kể từ năm 2005, Trung Quốc đã xuất bản nhiều tài liệu nghiên cứu tại một hội nghị siêu thanh quan trọng hơn bất kỳ quốc gia hay nhóm quốc tế nào khác. Người Trung Quốc đã đầu tư vào một số cơ sở thử nghiệm siêu thanh mới và đầy ấn tượng. Và, Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm máy bay siêu thanh gần đây hơn Hoa Kỳ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây tuyên bố rằng quân đội của đất nước ông sẽ bắt đầu triển khai một vũ khí siêu thanh có tên là Avangard vào năm 2019.

Vẫn chưa rõ khi nào các quốc gia đó có thể triển khai vũ khí siêu thanh với bất kỳ số lượng đáng kể nào, đó là lý do tại sao Hoa Kỳ nắm bắt được thời điểm này để tăng cường nỗ lực của mình. Các yêu cầu tài trợ của Tổng thống Mỹ gần đây cho các nỗ lực phát triển vũ khí báo hiệu những nỗ lực vạch ra con đường triển khai vũ khí siêu thanh từ trên không, trên biển và trên bộ.

Cần phòng thủ tốt

Hầu hết các chi tiêu của Hoa Kỳ dường như nhằm mục đích phát triển vũ khí mới - nhưng điều đó có nguy cơ bỏ qua ưu tiên chính trên của quốc phòng. Để chống lại các nỗ lực phát triển của Trung Quốc và Nga, Lầu Năm Góc sẽ cần đầu tư vào các cách để phát hiện, theo dõi, vô hiệu hóa hoặc phá hủy vũ khí siêu thanh được phóng tới.

Không rõ liệu các loại máy bay đánh chặn được phát triển để phòng thủ chống lại vũ khí chậm hơn có hiệu quả chống lại tên lửa siêu thanh như thế nào. Các cách tiếp cận hoàn toàn mới có thể là điều cần thiết để đánh bại mối đe dọa mới này. Các ví dụ ở đây bao gồm chùm tia laser năng lượng cao và chùm năng lượng điện từ.

Chuyên gia Iain Boyd tin rằng để tránh một khoảng cách quan trọng trong khả năng phòng thủ của Hoa Kỳ, những nỗ lực phòng thủ của Washington ít nhất phải theo kịp sự tiến bộ của các quốc gia khác trong việc phát triển vũ khí siêu thanh.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ