• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mấu chốt nào giúp Mỹ phục hồi chính sách ngoại giao trong chính quyền mới?

Thế giới 04/01/2021 11:44

(Tổ Quốc) - Chính sách ngoại giao của Mỹ yêu cầu ba yếu tố quan trọng: sự chuyên nghiệp, quản lý khủng hoảng và tầm nhìn bền vững.

Muôn vàn thách thức trước mắt

Khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu nói chung và Mỹ nói riêng đã khiến cho các chính sách của Washington bị thu hẹp. Ông Biden sẽ chính thức trở thành Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1 tới kèm theo các chính sách mới trong nhiệm kỳ ở Nhà Trắng.

Mấu chốt nào giúp Mỹ phục hồi chính sách ngoại giao trong chính quyền mới? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Theo tờ National Interest, dịch bệnh Covid-19 đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế của nước này. Giữa các khủng hoảng, Tổng thống đắc cử Biden ắt hẳn sẽ phải tính đến việc lựa chọn đội ngũ an ninh quốc gia có khả năng giải quyết khủng hoảng hài hòa và ổn định. Việc kiểm soát khủng hoảng được đánh giá tốt trong các thời tổng thống Mỹ tiền nhiệm phải kể đến chính quyền cựu Tổng thống George H.W. Bush khi ông có cả một đội ngũ an ninh quốc gia tốt nhất. Ông Robert D. Kaplan – Viện Nghiên cứu chính sách ngoại giao cho rằng, đây chính là tiêu chuẩn vàng mà ông Biden có thể cân nhắc trong các chính sách của mình.

Tầm nhìn bền vững được hiểu là sự tham gia tích cực với thế giới và nỗ lực tránh lựa chọn quân sự cho dù rơi vào bất kỳ tình huống nào. Chủ nghĩa biệt lập không còn phù hợp với thế giới ngày nay, trong đó chính sách ngoại giao cân bằng giữa các đối trọng là yếu tố cần thiết.

Thời đại cạnh tranh quyền lực cũng không có nghĩa mọi thứ dễ rơi vào vòng xoáy hay nâng tầm ảnh hưởng của bất kỳ quốc gia nào. Theo tờ the Guardian, các báo cáo cho biết, Iran đã khởi động lại hoạt động hạt nhân ở Fordo. Các vấn đề căng thẳng quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc vẫn tiếp tục sau 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.

Về vấn đề Triều Tiên, mặc dù các cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra trong nhiệm kỳ ông Trump nắm quyền nhưng mọi thứ vẫn không thay đổi. Hiện tại, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục thử nghiệm tên lửa tầm xa và chính sách dài hạn của Mỹ với nước này chưa có được bất kỳ sự thống nhất nào.

Thế giới chờ đợi nước Mỹ trong năm 2021

Theo CNN, thời khắc chuyển giao quyền lực sắp đến và giống với các quốc gia khác trên thế giới, Mỹ đang hi vọng ánh sáng cuối con đường khi dịch bệnh Covid-19 chấm dứt và cuộc sống mọi người sẽ trở lại đúng nhịp vốn có.

Ông Biden sẽ đọc tuyên thệ vào ngày 20/1 tới và chính thức bước vào nhiệm kỳ tổng thống 4 năm ở Nhà Trắng. Hàng loạt các cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ là các chủ đề "nóng" không chỉ người dân Mỹ mà còn cả thế giới quan tâm.

Việc bắt đầu một nhiệm kỳ mới từ khởi đầu không suôn sẻ như vậy đòi hỏi chính quyền ông Biden phải có một kỹ năng chính trị "phi thường" để cân bằng giữa các chính sách với thế giới.

Khủng hoảng y tế cộng đồng tồi tệ nhất trong 100 năm qua đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Các tín hiệu chống dịch của chính quyền Tổng thống Trump được đánh giá là không hiệu quả cả trong giai đoạn phòng dịch lẫn phân phối vaccine. Chính sách của ông Biden ngay sau khi vào Nhà Trắng được dự đoán sẽ là việc tìm cách nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất và quản lý phân phối vaccine phòng Covid-19.

Hàng triệu người dân Mỹ đang thất nghiệp và mức độ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên quy mô rộng khiến cho kinh tế nước này đang suy thoái nghiêm trọng. Dự luật cứu trợ mới nhất huy động con số khủng nhằm hỗ trợ các biện pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp của người dân hay doanh nghiệp mới chỉ là giải pháp tạm thời. Chính quyền ông Biden ắt hẳn sẽ không dễ dàng gì để kéo kinh tế quay trở lại phục hồi giữa bối cảnh khủng hoảng hiện tại.

Với khẩu hiệu ""America is back" (Nước Mỹ trở lại) sẽ không hề dễ dàng với Tổng thống đắc cử Biden và điều chắc chắn nhất là ông sẽ đưa nước Mỹ tham gia lại Hiệp định biến đổi khí hậu Paris. Thế giới đã thay đổi mạnh mẽ kể từ khi ông rời vị trí phó Tổng thống Mỹ cách đây 4 năm. Hiện tại, chính quyền ông Biden sẽ phải đối mặt với sự gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc và việc khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Chính sách ngoại giao của ông Biden nhiều khả năng sẽ nghiêng về liên minh dân chủ. Theo ông Thomas Wright – nghiên cứu cấp cao trong Dự án Chiến lược và Trạt tự quốc tế tại Viện Brookings đã viết trong một bài báo vào tháng 11 nhận định: "Thời điểm hiện tại có thể hướng tới các tiếp cận tích cực hơn, không nghiêng về Trung Quốc".

"Chính quyền ông Biden ắt hẳn sẽ tin tưởng nhiều quan chức cấp cao của chính quyền cựu Tổng thống Obama và tự hào về thành tích của chính quyền lãnh đạo tiền nhiệm. Ông Biden cũng từng nhắc đến cạnh tranh Trung Quốc và Nga", ông Wright viết.

Theo nhà nghiên cứu này, chính quyền ông Biden chắc chắc sẽ áp dụng chính sách nghiêm khắc hơn đối với Trung Quốc so với thời cựu Tổng thống Obama.


Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ