(Tổ Quốc) - Trung Quốc và Iran vừa thúc đẩy thỏa thuận trong một số lĩnh vực sau các căng thẳng của Washington đối với hai nước thời gian gần đây.
Giới quan sát cho rằng, Bắc Kinh đã được thông báo trong giai đoạn cuối phê duyệt thỏa thuận an ninh và kinh tế trị giá lên tới 400 tỷ đôla với Tehran. Giới phân tích nói rằng điều này có thể cung cấp cho Trung Quốc một nguồn năng lượng lớn và an toàn đồng thời tăng cường ảnh hưởng chiến lược của Bắc Kinh ở vùng Vịnh.
Bộ Ngoại giao Iran cũng xác nhận rằng thỏa thuận tiềm năng với Trung Quốc bao gồm các đầu tư hạ tầng quan trọng, hợp tác mạnh mẽ về quốc phòng và chia sẻ tình báo. Thỏa thuận là nỗ lực mới nhất trong cố gắng của Bắc Kinh mở rộng quyền bá chủ từ khu vực đến toàn cầu thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Thỏa thuận giữa Trung Quốc và Iran
Không hề có chi tiết về thỏa thuận có sẵn nhưng báo cáo về những gì đang thảo luận cho thấy là sự đầu tư lớn. Trung Quốc đang cân nhắc mức đầu tư 280 tỷ đôla Mỹ trong nỗ lực phát triển các ngành dầu khí, hóa dầu và dầu mỏ của Iran. Đổi lại, Tehran phát triển hạ tầng sản xuất trị giá 120 tỷ đôla Mỹ.
Phạm vi thảo thuận đã minh họa rõ hơn khi Ngoại trưởng Iran - Mohammad Javad Zarif nói với Quốc hội nước này vào ngày 5/7 rằng đất nước đang đàm phán hiệp định 25 năm với Trung Quốc thúc đẩy niềm tin và sự tự tin tưởng.
Báo cáo của tờ Petroleum Economist gợi ý rằng thỏa thuận sẽ là sự thay đổi tiềm năng đối với sự cân bằng toàn cầu về ngành khí gas và dầu mỏ trong bối cảnh Iran hứa hẹn Trung Quốc đã cam kết giảm giá dầu và khí đốt đồng thời trì hoàn thanh toán đối với việc sản xuất của Iran lên tới 2 năm.
Hiện tại, đánh giá từ tương tác gần đây cho thấy Trung Quốc là đối tác thương mại đứng đầu của Iran và là thị trường chính đối với việc sản xuất dầu thô của Iran sau khi bị ảnh hưởng nặng nề từ trừng phạt của Mỹ.
Mỹ điều chỉnh như thế nào?
Tehran đã thông báo tiến trình thỏa thuận với Bắc Kinh vào thời điểm quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang đi xuống. Điều này gia tăng câu hỏi liệu Tehran có đang đồng hành cùng Bắc Kinh như một phần của nỗ lực ảnh hưởng toàn cầu nhằm đối phó với sức mạnh của Mỹ tại Trung Đông hay không.
Thỏa thuận này dường như đã phát triển từ năm 2016 khi Trung Quốc và Iran công bố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện kéo dài 25 năm trong suốt chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Tehran.
Ông Alex Vatanka, Giám đốc chương trình Iran tại Viện Trung Đông cho rằng thỏa thuận giữa hai nước ngay từ đầu đã không xem là sáng kiến đối phó với Mỹ.
"Phải nhớ rằng điều này đã được thông qua trong năm 2016. Tôi cho rằng đây là một phần tham vọng mở rộng của Trung Quốc ở Á-Âu", ông nói. "Nếu bạn nhìn vào Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc thì Iran sẽ xuất hiện nổi bật trong đó".
Tuy nhiên, ông Vatanka nói rằng thời điểm tuyên bố của Iran là khó khăn trong bối cảnh Mỹ tiếp tục có nhiều căng thẳng với cả Trung Quốc và Tehran hiện tại. Tuy nhiên, ông nói rằng chính phủ Iran cũng đang làm điều này cho mục đích trong nước.
"Có động lực khác. Tehran muốn chỉ cho người dân thấy rằng họ không hề một mình trên trường quốc tế. Người Mỹ không hề một mình. Nhiều trong số đó là trò chơi tâm lý. Các nhà lãnh đạo Iran không hề muốn người dân nước này nhìn thấy quốc gia hoàn toàn bị cô lập".
Vào năm 2018, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 và áp các trừng phạt mới vào các lĩnh vực như năng lượng, tài chính và quân sự của Iran.
Ông Benjamin Friedman, Giám đốc chính sách thuộc nhóm nghiên cứu quân sự Defense Priorities cho rằng chính sách một phần đã khuyến khích Iran tìm cách hợp tác với Trung Quốc.
"Đây là cơ hội tốt cho Trung Quốc bởi vì các trừng phạt Mỹ đang nhằm vào Tehran. Điều đó khiến Tehran có phần tuyệt vọng và dường như sẵn sàng giảm giá dầu", ông Benjamin Friedman cho biết.
Phản ứng của Mỹ
Khi được hỏi về việc liệu Mỹ có thể thúc đẩy liên minh giữa Trung Quốc và Iran thì Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục áp giá vào các công ty Trung Quốc đang hỗ trợ Iran.
"Chúng tôi [Mỹ] có hàng loạt các trừng phạt liên quan đến bất kỳ công ty hay đất nước có quan hệ với Iran. Trừng phạt đã rõ ràng. Chúng tôi hiểu rằng động thái này đang chống lại các công ty của chúng tôi. Mỹ sẽ có động thái đối phó với hoạt động giữa Iran và Trung Quốc", ông nói trong một họp báo vào ngày 15/7.
Ông Timothy Heath, nhà nghiên cứu quốc phòng tại Tập đoàn RAND cho biết, thỏa thuận giữa Trung Quốc và Iran là điển hình cho quan hệ leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Đây là xu hướng của chính sách Mỹ mô tả Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh và là mối đe dọa. Xu hướng khác là sự đi xuống trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc", ông cho biết.
"Các vấn đề vẫn tồn đọng chưa thể giải quyết và quan hệ đang trở nên tồi tệ hơn. Thỏa thuận gần đây của Trung Quốc với Iran là động thái xây dựng quan hệ đối tác mà sẽ làm suy yếu sự hiện diện của Mỹ tại Trung Đông. Hai bên dường như đang khiến cho căng thẳng leo thang nhằm khẳng định uy quyền sau các trừng phạt từ Washington".