(Tổ Quốc) - Các căng thẳng của Mỹ và Iran khiến cho tình hình Trung Đông trở nên leo thang căng thẳng trong thời gian qua.
Tại Vịnh Ba Tư, tàu sân bay Mỹ - USS Abraham Lincoln đã đến ngoài khơi Iran, gửi đi thông điệp khiêu khích trước các thách thức từ Iran. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu cho kế hoạch hoà bình với Israel và Palestine.
Ảnh minh hoạ. Nguồn:CNN
Mỹ đang xuất hiện với nhiều căng thẳng và động thái rõ ràng gần đây tại Trung Đông. Tuy nhiên, các sự kiện tại Levant và vịnh Ba Tư có lẽ là hai mặt của một vấn đề. Cả hai đều thúc đẩy lập trường mạnh mẽ trong việc chấp nhận các yêu cầu từ Mỹ và các đồng minh. Điều này có thể kéo dài hàng thập kỷ trong một diễn biến căng thẳng và bạo lực mới trong lịch sử khu vực.
Thế trận vịnh Ba Tư
Đối với các chuyên gia khu vực, các sự kiện gần đây tại Vịnh Ba Tư đối mặt với nhiều thách thức nguy hiểm. Sự leo thang căng thẳng giữa Iran và Mỹ cùng với các đồng minh có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Tổng thống Trump muốn kéo Iran vào vòng đàm phán.
Khi Tổng thống Donald Trump muốn rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran cùng với tuyên bố về một thoả thuận tồi trong lịch sử thì đồng nghĩa với các trừng phạt của Mỹ nhằm vào Tehran. Chính quyền Iran đã phản ứng với những gì các chuyên gia cho rằng là "kiên nhẫn chiến lược". Các nhà ngoại giao đã kêu gọi châu Âu hỗ trợ tiếp tục giữ lại thoả thuận hạt nhân cùng với đó là một số sự mặc cả. Tuy nhiên, vào 8/5, chính xác là một năm sau khi Mỹ rút khỏi thoả thuận, một số điều đã thay đổi.
Vào tháng Tư, Tổng thống Donald Trump tiếp tục gây sức ép với Iran và tăng cường các trừng phạt vào ngành dầu nước này. Mỹ đã triển khai tàu sân bay the USS Abraham Lincolđến khu vực. Tàu sân bay này đã bắt đầu đến Vịnh Ba Tư vào ngày 5/5.
Sau các căng thẳng liên tục, Iran đã đáp trả. Tehran tuyên bố đình chỉ một phần cam kết đối với hiệp ước hạt nhân và cho biết sẽ tăng cường làm giàu uranium, một bước tiềm năng để tạo ra vũ khí hạt nhân. Và một loạt các thách thức giữa hai bên đã tiếp tục.
"Chiến dịch gây áp lực tối đa tiếp tục nhằm vào kinh tế Iran. Mỹ tiếp tục xem Vệ binh Cách mạng Iran là một tổ chức khủng bố và các sức ép căng thẳng vào ngành dầu mỏ của nước này", nhà phân tích Iran thuộc Crisis Group - Naysan Rafati cho biết.
"Tuy nhiên những gì chúng ta nhìn thấy là phản ứng từ Iran. Tehran thậm chí đã đưa ra cảnh báo rằng nếu Mỹ tiếp tục gây sức ép kinh tế thì họ sẽ có quân cờ để đối phó", ông Rafati nói.
Căng thẳng đẩy lên đỉnh điểm
Điều này không rõ ràng liệu Iran có thúc đẩy mạng lưới quân sự đối phó với các động thái gần đây của Mỹ. Vụ tấn công vào tàu chở dầu của UAE đã gây nhiều căng thẳng. Tehran cũng bác bỏ liên quan bất chấp các cáo buộc của Mỹ.
"Chúng tôi có hàng loạt các leo thang. Sự kiên nhẫn chiến lược của Iran vẫn có thể đẩy xa hơn rơi vào tình trạng mất kiên nhẫn", ông Rafati nói.
Chính phủ Iran vừa đưa ra cảnh báo sẽ họ sẽ không thử và không hề muốn chiến tranh xảy ra. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeocho biết Mỹ không hề muốn chiến tranh trong khi Tổng thống Trump đe doạ sẽ có cách để kết thúc với Iran trong trường hợp xảy ra xung đột.
Mặc dù mục tiêu của Mỹ không hề muốn xảy ra xung đột, nhưng căng thẳng leo thang càng dễ mắc lỗi lầm khi một vài thứ đang vượt quá tầm kiểm soát", cựu thư ký Hải quân Mỹ - ông Ray Mabus cho biết.
"Tôi cho rằng, mọi thứ có thể đẩy đến chiến tranh nếu mọi thứ vượt qua tầm kiểm soát", ông Mabus nói.
Nhiều ý kiến trong khu vực tin tưởng rằng các diễn biến trong khu vực đang trở nên nghiêm trọng. Vụ tấn công vào tàu chở dầu của UAE là hồi chuông báo động về mức độ an toàn và ổn định chính trị. Trong bối cảnh nhiều căng thẳng, cố vấn cấp cao của Tổng thống Trump - Jared Kushnerđã vạch ra kế hoạch hoà bình cho Israel và Palestine.
Sự kiện diễn ra đây ý nghĩa giống như Mỹ nói nhưng thông điệp không rõ ràng. Kế hoạch hoà bình đưa ra cùng với tín hiệu vạch ra của Mỹ muốn Palestine nên có sự nhượng bộ chính trị.
"Mọi người đang khiến cho xung đột ảnh hưởng đến tương lai của những đưa trẻ", ông Kushner nói trên CNN trong một tuyên bố.
Một quan chức chính quyền cấp cao Mỹ cho biết, kế hoạch sẽ thảo luận vấn đề các vấn đề chính bao gồm: cơ sở hạ tầng, công nghiệp, đầu tư nhân lực và cải cách chính phủ. Sáng kiến diễn ra sau khi Tổng thống Trump nhấn mạnh đến các vấn đề có phần nhượng bộ cho Israel.
Tehran cho biết trong tháng này, các giới hạn cho thỏa thuận hạt nhân sẽ không còn giá trị sau khi Mỹ rút khỏi. Điều này không rõ ràng kho làm giàu urani của Iran ở ở mức độ cho phép hay nhiều hơn. Tuy nhiên, chính điều này khiến Washington cũng có phần lo lắng. Cựu giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper và một số nhà phân tích và ngoại giao khác cho biết, nguy hiểm leo thang, đặc biệt là các căng thẳng kéo dài có thể gây ra hậu quả.
"Điều tôi lo lắng là các sự cố vô ý có thể gây ra thảm họa", ông James Clapper nói thêm.