• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ - châu Âu vẫn đi riêng về sức mạnh Trung Quốc và Nga

Thế giới 14/02/2020 16:52

(Tổ Quốc) - Trung Quốc và quân đội ngày càng hiện đại và đi xa của nước này đang đứng đầu danh sách những lo ngại về an ninh quốc tế của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper, nhưng ở châu Âu, mối quan tâm lớn hơn vẫn là về một nước ngay cạnh mình: Nga.

Chính quyền Trump đã cố gắng kể từ năm 2018 định hướng lại chiến lược quốc phòng của họ đối với Trung Quốc, với việc giảm sự tập trung, khi có thể, về Nga và các cuộc chiến nổi dậy kéo dài nhiều năm ở Trung Đông. Nga vẫn là một mối lo ngại của Hoa Kỳ, nhưng ông Esper và các quan chức chính quyền khác muốn các đồng minh nhìn nhận Trung Quốc là một đối thủ có khả năng hơn nhiều.

Mỹ nhấn mạnh vào sức mạnh đang lên của Trung Quốc

Trung Quốc không nằm trong chương trình nghị sự chính thức khi ông Esper gặp các đồng minh tại trụ sở NATO vào thứ Tư và thứ Năm, nhưng ông đã đưa ra quan điểm công khai bày tỏ mối quan ngại của Mỹ.

"Tôi đề cập điều đó mỗi khi tôi ở đây, về cuộc cạnh tranh quyền lực lớn với Trung Quốc và Nga, đặc biệt là Trung Quốc", ông nói với các phóng viên.

Mỹ - châu Âu vẫn đi riêng về sức mạnh Trung Quốc và Nga - Ảnh 1.

Ông Mark Esper rất quan tâm đến sự cạnh tranh với một Trung Quốc đang lên. Ảnh: AP.

Còn sự tập trung của NATO về Nga, thay vì Trung Quốc, phản ánh lịch sử 71 năm của liên minh. Trong suốt thời gian đó, họ quan tâm chủ yếu vào Nga và Liên Xô cũ. Và các quốc gia NATO, đặc biệt là các quốc gia sườn phía đông Nga, ngày càng căng thẳng với Moscow kể từ sau vụ sáp nhập Crimea vào năm 2014 và xung đột miền đông Ukraine.

Gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố quốc gia của ông tiên phong về phát triển các loại vũ khí của tương lai, đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ Mỹ và dấy lên lo ngại từ nhiều bên về khả năng chạy đua vũ trang mới.

Các đồng minh châu Âu cũng tỏ ra không hài lòng về cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump đối với Nga. Ông Trump dành những lời thân thiện với ông Putin, không đồng tình với kết quả tình báo về cáo buộc can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ và muốn rút quân đội Mỹ khỏi các khu vực, như Syria, điều tạo cơ hội cho Moscow có thể lấp đầy khoảng trống. Quyết định của ông Trump trì hoãn viện trợ quân sự cho Ukraine năm ngoái là cốt lõi của quá trình luận tội vừa tạm kết thúc.

Chính quyền Trump, trong khi đó, đang thấy châu Âu chậm phản ứng trước các mối đe dọa do Trung Quốc đặt ra. Washington lo ngại rằng động cơ kinh tế của Trung Quốc đang thúc đẩy họ có ảnh hưởng quốc tế lớn hơn, không chỉ trên mặt trận quân sự mà còn trong thương mại toàn cầu, trong không gian và trong những tiến bộ công nghệ. Ngược lại, Nga bị chính quyền Hoa Kỳ coi là một cường quốc hạng hai, mặc dù họ có một lực lượng hạt nhân khổng lồ.

Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, Robert O'Brien, gần đây đã đề cập đến sự khác biệt giữa Trung Quốc và Nga khi đề cập đến sự quan tâm của chính quyền đến các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân. Ông Trump đã nói ưu tiên của ông là một thỏa thuận kiểm soát vũ khí lần đầu tiên bao gồm cả Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc chưa công khai bày tỏ sự quan tâm đến các cuộc đàm phán như vậy.

"Nói một cách thẳng thắn, người Trung Quốc đã chuẩn bị tốt hơn về một cuộc chạy đua vũ trang và làm những gì họ muốn hơn là điều người Nga từng làm", ông O OBrien phát biểu tại sự kiện của Hội đồng Đại Tây Dương tuần này.

Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đưa ra thông điệp của ông về Trung Quốc trong chuyến đi gần đây tới châu Âu và Trung Á. Ông chỉ trích các hoạt động thương mại của Trung Quốc và kêu gọi các nước chủ nhà đối tác cảnh giác với đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông cảnh báo rằng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Hauwei đặt ra nguy cơ khi các nước phát triển mạng không dây tốc độ cao thế hệ tiếp theo.

Ông Esper nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng các đồng minh của NATO phải cẩn trọng xem xét các rủi ro dài hạn về các lựa chọn kinh tế và thương mại mà Huawei đặt ra. Huawei bác bỏ những cáo buộc này.

Mục tiêu truyền thống của NATO

NATO đã hoàn toàn bỏ qua Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo NATO đã đồng ý rằng họ phải là một nhóm khi xem xét các tác động đối với an ninh của họ về sự tăng cường hiện diện của Trung Quốc về kinh tế và quân sự.

"Chúng tôi nhận thấy rằng tầm ảnh hưởng ngày càng tăng và các chính sách quốc tế của Trung Quốc thể hiện cả cơ hội và thách thức mà chúng tôi cần phải giải quyết cùng nhau như một liên minh", các nhà lãnh đạo NATO cho biết trong một tuyên bố.

Nhưng họ đã nói và làm rất ít về Trung Quốc kể từ đó. Thay vào đó, tại cuộc họp bộ trưởng quốc phòng NATO trong tuần này, sự cạnh tranh với Nga được đặt rất cao trong chương trình nghị sự, bao gồm các cuộc đối thoại nhằm đưa ra phản ứng của NATO đối với việc Moscow triển khai tên lửa hành trình hạt nhân có tầm bắn hướng tới nhiều nước đồng minh. Việc triển khai đó là lí do chính quyền Trump vào năm ngoái rút khỏi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung INF.

Chính quyền Trump vẫn cam kết với việc phòng vệ cho châu Âu, bằng chứng là sự tham gia của Mỹ trong tháng này trong một cuộc tập trận do NATO dẫn đầu – Phòng vệ châu Âu 20 - cuộc triển khai lớn nhất của các lực lượng Mỹ tới châu Âu trong 25 năm. Nhưng trong ngân sách năm 2021 được trình lên Quốc hội trong tuần này, Lầu Năm Góc đề xuất cắt giảm chi tiêu cho Sáng kiến Răn đe Châu Âu, từ mức năm nay 6 tỷ USD xuống còn 4.5 USD.

Về phần mình, NATO có nhiều sự quan tâm. Tổ chức này đã đóng góp quân đội và các nguồn lực khác cho các cuộc xung đột do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Iraq và Afghanistan trong nhiều năm, và cũng đã tiến hành các hoạt động không quân chiến đấu ở Libya.

Trong bài đánh giá về các cuộc thảo luận vòng thứ tư giữa các bộ trưởng quốc phòng, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết họ đã đồng ý tìm ra những gì liên minh có thể làm để chống lại những kẻ cực đoan ở Trung Đông và Bắc Phi. Họ cũng thảo luận về cuộc chiến ở Afghanistan. Tuy nhiên, ông không đề cập đến Trung Quốc.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ