(Tổ Quốc) -Hơn 120 quốc gia hôm thứ Năm đã biểu quyết ủng hộ nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ sự công nhận gần đây đối với Jerusalem.
- 20.12.2017 Đại hội đồng LHQ ra đòn khẩn về Jerusalem
Ông Trump trước đó đã đe dọa sẽ cắt giảm viện trợ tài chính cho các nước đã bỏ phiếu ủng hộ. Tổng cộng 128 nước ủng hộ nghị quyết trên của LHQ, dù không có giá trị bắt buộc, có 9 phiếu chống và 35 vắng mặt. Hai mươi mốt quốc gia không bỏ phiếu.
Lời đe dọa của ông Trump dường như đã phần nào có tác động, khi nhiều quốc gia hơn vắng mặt và phản đối nghị quyết trên so với mức bình thường về những vấn đề liên quan đến Palestine.
Mỹ bị cô lập về Jersualem
Tuy nhiên, Washington vẫn nhận thấy họ bị cô lập vì nhiều đồng minh phương Tây và Ả Rập đã bỏ phiếu cho động thái trên.
Phát ngôn viên của nhà lãnh đạo Palestine, Mahmoud Abbas, đã ủng hộ phương Tây và gọi cuộc bỏ phiếu này là "một thắng lợi cho Palestine." Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phản đối cuộc bỏ phiếu.
Phía Mỹ đã kịch liệt phản đối cuộc bỏ phiếu này. |
Đầu tháng này, ông Trump đã đảo ngược chính sách hàng thập kỷ của Hoa Kỳ bằng cách thông báo rằng Hoa Kỳ đã công nhận Jerusalem - nơi có các thánh địa Hồi giáo, Do Thái và Thiên chúa giáo quan trọng - là thủ đô của Israel và sẽ dời sứ quán của Mỹ tới đó.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley đã yêu cầu 64 quốc gia bỏ phiếu không, vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng và "cảm ơn vì tình hữu nghị của với Hoa Kỳ", theo một đề nghị Reuters tiếp cận được.
Hiện trạng của Jerusalem là một trong những trở ngại gai góc nhất đối với một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine. Cộng đồng quốc tế cũng không công nhận chủ quyền của Israel đối với toàn bộ thành phố này.
Đại sứ Pháp tại LHQ Francois Delattre phát biểu trong một tuyên bố: "Nghị quyết được thông qua hôm nay chỉ khẳng định các điều luật quốc tế liên quan đến Jerusalem" – điều Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ.
Israel lên tiếng
Thủ tướng Netanyahu mô tả nghị quyết là "vô lý". "Jerusalem là thủ đô của chúng tôi, luôn luôn đã từng và sẽ là như vậy", ông nói trong một video trên trang Facebook của mình.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cho biết trong một tweet rằng cuộc bỏ phiếu này là sự phản đối rõ ràng của quốc tế đối với sự "đe dọa" từ chính quyền Trump.
Các quốc gia vắng mặt là Argentina, Australia, Canada, Colombia, Séc, Hungary, Mexico, Philippines, Ba Lan, Rwanda, Nam Sudan và Uganda.
Guatemala, Honduras, Quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru, Palau và Togo cùng với Mỹ và Israel bỏ phiếu trắng.
Honduras bỏ phiếu chống lại động thái này sau khi Hoa Kỳ báo hiệu sẽ công nhận Tổng thống Juan Orlando Hernandez là người chiến thắng trong cuộc bầu cử bị cáo buộc là có gian lận.
Kể từ sau chiến thắng bầu cử của ông Trump, Mexico đã thực hiện chính sách đối ngoại thân cận hơn với Washington theo những gì các nhà ngoại giao nói là một nỗ lực để xoa dịu nước này trước nguy cơ rút khỏi hiệp định thương mại tự do NAFTA.
Cắt giảm viện trợ Mỹ?
Tuyên bố của ông Trump về việc cắt giảm viện trợ đã làm giật mình một số đồng minh Mỹ, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert cho biết đây chỉ là một nhân tố mà Washington sẽ cân nhắc trong chính sách đối ngoại.
"Tôi chỉ muốn nhắc lại những gì Tổng thống đã nói hôm qua và rằng cuộc bỏ phiếu của LHQ thực sự không phải là yếu tố duy nhất mà chính quyền sẽ cân nhắc trong việc giải quyết với các mối quan hệ ngoại giao cùng các quốc gia ta đã bỏ phiếu theo cách này hay cách khác", bà nói với các phóng viên.
Theo số liệu từ cơ quan viện trợ USAID của chính phủ Hoa Kỳ, vào năm 2016 Hoa Kỳ đã cung cấp khoảng 13 tỷ đô la cho viện trợ cho các quốc gia vùng cận Sahara Châu Phi và 1,6 tỷ đô la cho các quốc gia ở Đông Á và Châu Đại Dương.
Theo USAID, họ cung cấp khoảng 13 tỷ USD cho các nước ở Trung Đông và Bắc Phi, 6,7 tỷ USD cho các nước ở Nam và Trung Á, 1,5 tỷ USD cho các quốc gia ở Châu Âu và vùng Âu - Á và 2,2 tỷ USD cho các quốc gia bán cầuTây.
Cuộc bỏ phiếu trên của Đại hội đồng được thực hiện theo yêu cầu của các quốc gia Ảrập và Hồi giáo sau khi Mỹ phản đối một nghị quyết tương tự trước đó do Ai Cập đề xuất vào hôm thứ Hai tại Hội đồng Bảo an LHQ gồm 15 thành viên.
14 thành viên khác của Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này, không đề cập cụ thể đến Hoa Kỳ hay Trump, nhưng đã bày tỏ "rất tiếc về những quyết định gần đây liên quan đến tình trạng của Jerusalem".
Nghị quyết ngày thứ năm khẳng định rằng bất kỳ quyết định và hành động nào nhằm làm thay đổi đặc tính, hiện trạng hoặc thành tố nhân khẩu học của Thánh địa Jerusalem đều không có hiệu lực pháp lí, không có giá trị và phải hủy bỏ. "
(Theo Reuters)