(Tổ Quốc) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Nga và các quốc gia khác nên đóng vai trò năng động hơn trong nỗ lực giải quyết xung đột Afghanistan.
"Mỹ ra đi, Nga vẫn ở lại"
Trong suốt cuộc họp báo vào ngày 2/1 tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho rằng các liên quan mở rộng của Mỹ tại Afghanistan là nỗ lực dài lâu trong cuộc chiến chống khủng bố. Tổng thống Trump cho rằng, Washington thúc đẩy đàm phán với các bên liên quan, bao gồm Taliban trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình, sau đó là kêu gọi các siêu cường khu vực chung tay.
Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ
"Ấn Độ hiện ở đó, Nga vẫn ở đó. Trước đây là Liên bang Xô-viết", Tổng thống Trump phản ứng trước câu hỏi liệu Mỹ có giảm quân tại Afghanistan.
"Vì thế có thể nhìn thấy ở các quốc gia khác. Pakistan vẫn ở đó và họ nên đấu tranh. Tuy nhiên, Nga cũng góp mặt ở đó. Lý do Nga ở lại Afghanistan là bởi vì khủng bố vẫn tiếp tục . Vấn đề là Moscow tiếp tục trong cuộc chiến đấu", Tổng thống Trump nói.
Afghanistan đã sớm bị đẩy vào một trong nhiều xung đột vẫn đang diễn ra gắn liền với Chiến tranh Lạnh do ảnh hưởng toàn cầu với sự can thiệp giữa Mỹ và Liên bang Xô-viết. Quân đội Liên- xô trực tiếp can thiệp và trải qua chiến tranh dài lâu cùng với chi phí đắt dỏ.
Sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết không có nghĩa là Moscow kết thúc các liên quan tới Afghanistan. Tuy nhiên, ngoài Nga, Iran, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và các quốc gia khác đang gia tăng liên minh ngăn chặn sự kiểm soát của lực lượng Taliban.
Sau vụ khủng bố ngày 11/9, Mỹ đã tăng cường quân đảm bảo an ninh đối phó với lực lượng Taliban, chống lại những nhóm phiến quân mà Mỹ đặt mục tiêu tiêu diệt tại Trung Đông. Từ sau đó, Mỹ đã chi gần 7 nghìn tỷ đô la trong cuộc chiến chống khủng bố, khiến ít nhất nửa triệu người tử vong. Đặc biệt tại Afghanistan, các cuộc kêu gọi cho việc thay đổi chính sách liên tục gia tăng khi Taliban tuyên bố chiếm lại các vùng đất có sự can thiệp của liên minh quân sự NATO.
Mặc dù Mỹ cáo buộc Nga và Iran hỗ trợ lực lượng Taliban thúc đẩy các nỗ lực của Lầu Năm Góc nhưng cả hai nước đã tổ chức các cuộc đàm phán về xung đột Afghanistan và tìm cách đẩy mạnh vai trò trong nỗ lực hòa bình được đề xuất. Washington liên tục nỗ lực đưa Kabul và Taliban ngồi vào bàn đàm phán nhưng tiến trình vẫn gián đoạn. Các báo cáo rằng Tổng thống Trump sẽ theo dõi thông báo vào tháng trước về việc rút khỏi Syria và giảm quân lực tại Afghanistan liên tục gây chú ý với các cường quốc trong khu vực.
"Cuộc chiến dai dẳng"
Tại Afghanistan, cuộc chiến đấu của Mỹ và đồng minh diễn ra 14 năm mà không hề mang lại tiến triển nào. Cuộc đàm phán được Mỹ ủng hộ giữa chính quyền Kabul với các lực lượng Taliban chưa mang lại kết quả nào. Mỹ chỉ để lại một lực lượng tượng trưng, có lẽ để phòng ngừa Taliban biến Afghanistan thành căn cứ địa của lực lượng khủng bố quốc tế chống lại Mỹ và đồng minh châu Âu. Thực ra, Mỹ đã bỏ mặc cho chính quyền Khabul với số phận chìm nổi của nó.
Mỹ hiện có khoảng 14.000 quân đang đóng ở Afghanistan, tham gia vào sứ mệnh do NATO đứng đầu nhằm đào tạo, tư vấn và hỗ trợ cho các lực lượng ở địa phương. Họ có nhiệm vụ chiến đấu chống Taliban và chi nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Pakistan và Ấn Độ là hai đối thủ lâu dài liên tục tìm cách đưa ra một yêu sách cho tương lai của Afghanistan. Mặc dù việc mời Pakistan đóng vai trò chính linh hoạt tại Afghanistan nhưng Tổng thống Trump cũng cho biết vào ngày 2/1 rằng, ông sẽ cắt giảm viện trợ 1.3 tỷ đôla cho quốc gia Nam Á này bởi vì "họ đã không công bằng với chúng tôi", cùng với đó là tuyên bố "họ là kẻ thù, họ quan tâm đến kẻ thù".
Bởi sự giảm quân của Mỹ, một số ý kiến cho rằng Taliban có thể được sử dụng như là một công cụ chiến lược để kìm hãm sự hiện diện của Ấn Độ tại Afghanistan.
Ông Wahid Muzhad, chuyên gia phân tích về vấn đề an ninh và là cựu thành viên Taliban đóng tại Kabul cho rằng, kế hoạch giảm số quân của Mỹ hiện diện tại Afghanistan có thể chủ ý cho thấy Mỹ không có ý định sẽ ở lại nước này vĩnh viễn.
Tổng thống Donald Trump từ lâu đã chỉ trích sự hiện diện của quân Mỹ tại Afghanistan, vốn bắt đầu từ năm 2001 sau loạt vụ tấn công bố 9/11/2001. Tổng thống Mỹ nghi ngờ đầu tư của Mỹ vào đất nước này, từng đặt câu hỏi năm 2011: "Khi nào cũng ta mới thôi phung phí tiền của vào tái thiết Afghanistan? Chúng ta phải xây dựng đất nước mình trước đã".
Giới quan sát cho rằng, kế hoạch rút một nửa số quân Mỹ khỏi chiến trường Afghanistan nếu được triển khai sẽ đem lại lợi thế cho Taliban và Pakistan.
Nhà phân tích Ruttig nhận định, Pakistan có thể là bên hưởng lợi chính nếu chính quyền Trump rút quân khỏi Afghanistan.
Tổng thống Trump cũng đã nói trong bài phát biểu về chính sách Afghanistan hồi tháng 8/2017 rằng, ông sẽ không theo đuổi "xây dựng quốc gia và thay vào đó là tập trung vào việc tiêu diệt nhóm khủng bố. Cùng thời điểm, nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã đưa ra tuyên bố sẽ chấm dứt "các cuộc chiến bất tận" kéo dài dai dẳng và thúc đẩy trách nhiệm đảm bảo an ninh toàn cầu.