• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ không thể một mình tại Trung Đông

Thế giới 12/01/2018 08:04

(Tổ Quốc) - Các căng thẳng tại Iran vượt ra khỏi Trung Đông trong gần 2 tuần qua. Đây là một câu chuyện lớn và gây nhiều chú ý từ quốc tế.

Vai trò Mỹ tại Trung Đông

 Tờ the Hill nhận định, rất có thể, các căng thẳng tại Iran hưa thể giảm trong tuần này. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn phải chắc chắn xác nhận lại thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các siêu cường trong bối cảnh vì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

 Các nhà quan sát cho rằng, nếu ông Trump vẫn muốn xem xét lại thỏa thuận hạt nhân Iran và xem là lý do để áp dụng biện pháp trừng phạt liên quan đến hạt nhân thì có thể ông chủ Nhà Trắng sẽ phải giữ lập trường một mình. Châu Âu chắc chắn vẫn giữ quan điểm tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân và cho rằng Iran vẫn tuân thủ đúng quy định.

Trong thời gian gần đây, Iran liên tục mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Tuy nhiên, hiện tại là thời điểm mà Iran đang phải đối mặt với nhiều căng thẳng hơn bao giờ hết. Điều này sẽ khiến cho chính phủ Iran suy nghĩ về việc có nên tiếp tục tạo đà ảnh hưởng tại Syria, Hezbollah hay không?

Theo các nhà quan sát, Iran chắc chắn sẽ cố gắng tạo tương tác với châu Âu và nỗ lực chấm dứt các rạn nứt giữa các quốc gia vùng Vịnh. Khủng hoảng vùng Vịnh đang tàn phá nỗ lực chính sách bình ổn của Iran và tính ảnh hưởng của nước này trong khu vực.

Phản ứng trước điều này, Mỹ đã tăng cường nguồn lực, phân tán nhỏ nhân lực hỗ trợ an ninh và tái thiết tại một vài khu vực ảnh hưởng. Tuy nhiên, khủng hoảng vùng Vịnh không chỉ khiến cho tình hình trở nên khó khăn mà còn tạo ra các thách thức trong khu vực với sự liên can của Iran và mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố trong khu vực.

Các chuyên gia cho rằng, việc duy trì liên minh hợp tác nhằm đối phó với thách thức từ Iran trong khu vực có thể sẽ là một mục tiêu quan trọng của Mỹ.

Mỹ không thể chỉ một mình…

Kể từ khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã cân nhắc đến việc giảm ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Đông. Các tuyên bố cùng với đó là các dòng tweet của Tổng thống Trump đều ám chỉ về việc không quan tâm quá nhiều đến các vấn đề tại Trung Đông. Các chính sách ngoại giao của Tổng thống Donald Trump tại Trung Đông cho thấy Mỹ không hề háo hức can thiệp vào xung đột Trung Đông.

Tuy nhiên, ba động thái của Tổng thống Trump đối với Palestine, Pakistan và Iran lại cho thấy rằng, cả Tổng thống và chính quyền Mỹ đều chưa có ý định từ bỏ tham vọng đối với khu vực này.

Quyết định của Tổng thống Trump về việc di dời đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem ngầm định Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Ông Trump cũng cho rằng, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thất bại trong việc giải quyết khủng hoảng Palestine và Israel. Điều này hứa hẹn rằng, ông Trump muốn khởi động lại tiến trình hòa bình cho Palestine và Israel. Khi Tổng thống Donald Trump muốn chú trọng vào tiến trình hòa bình thì cũng đồng nghĩa với việc Tổng thống Mỹ không chỉ muốn thay đổi chính sách đi tới lộ trình hòa bình cho Palestine và Israel mà còn tăng cường các động thái khắt khe, bao gồm cả việc đóng băng viện trợ đối với Palestine.

Vào ngày 2/1, Tổng thống Trump đã viết dòng tweet: “Chúng tôi đã viện trợ hàng trăm triệu đôla cho Palestine trong một năm mà không được tôn trọng. Họ thậm chí không muốn đàm phán thêm để tiến tới thỏa thuận hòa bình với Israel”.

“Tổng thống Mỹ cho biết, ông không muốn cung cấp bất kỳ nguồn viện trợ nào thêm hoặc sẽ chấm dứt nguồn viện trợ cho đến khi Palestine đồng ý trở lại bàn đàm phán”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã nói với báo chí khi được hỏi về việc liệu Mỹ có tiếp tục viện trợ cho Palestine trong tương lai hay không.

Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất đối với tổ chức nhân đạo UNRWA (phụ trách trợ giúp người tị nạn Palestine của LHQ) với khoảng 370 triệu USD vào năm 2016.

Thêm vào đó, Mỹ cũng được cho rằng vẫn tiếp tục hỗ trợ lực lượng liên minh Dân chủ người Kurd (PYD) tại Syria. Mặc dù đã có các cảnh báo của Thổ Nhĩ Kỳ và kêu gọi Washington dừng trợ giúp, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tháng trước đã thông báo, Mỹ vẫn tiếp tục tăng cường các xe tải tiến vào khu vực do liên minh Dân chủ người Kurd kiểm soát và tiếp vận các vũ khí công nghệ cao. Mặc dù tuyên bố của Tổng thống Trump là không ủng hộ hàng triệu đôla viện trợ cho  lực lượng liên minh dân chủ người Kurd nhưng sự thật Daesh đã mất kiểm soát tại Syria trong khi PYD vẫn lấy lại quyền lực và tìm cách mở rộng vùng kiểm soát.

Các nhà quan sát cho rằng, bởi những thách thức không tránh khỏi ở Trung Đông, chính quyền Tổng thống Trump có thể vẫn cần đối tác. Quá trình hợp tác với châu Âu hay các nước Arab là thực sự cần thiết nếu họ muốn cân bằng các ảnh hưởng của Iran và đảm bảo an ninh trong cuộc chiến chống khủng bố IS.

(theo the Hill)

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ