(Tổ Quốc) - Mỹ đang hoài nghi trước tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc rút quân Nga ra khỏi Syria.
Mỹ đang hoài nghi trước tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc rút quân Nga ra khỏi Syria và cho rằng tuyên bố của ông về chiến thắng chống lại Nhà nước Hồi giáo là quá sớm.
Ông Putin, trong một chuyến thăm bất ngờ vào thứ Hai tới căn cứ không quân Hymymim của Nga tại Syria, tuyên bố rằng các hoạt động của lực lượng Nga phần lớn đã hoàn thành trong việc ủng hộ chính phủ Syria đánh bại "khủng bố ".
Tuyên bố của ông Putin đã dấy lên nhiều luồng phản ứng. (Nguồn: Reuters) |
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ chưa thừa nhận Syria đã sẵn sàng hướng tới hòa bình dù các khu vực lãnh thổ cuối cùng nằm dưới sự kiểm soát của IS được chiếm lại.
Các lực lượng chính phủ Syria, theo các quan chức Hoa Kỳ, quá ít ỏi, quá nghèo nàn và quá yếu để bảo đảm cho đất nước này. Nhà nước Hồi giáo IS, và các lực lượng cực đoan khác ở Syria, có nhiều cơ hội để tập hợp lại, đặc biệt là nếu các bất đồng chính trị gây ra cuộc nội chiến 6 năm qua vẫn chưa được giải quyết, các quan chức cho biết.
Phát ngôn viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho biết: "Chúng tôi nghĩ tuyên bố của Nga về thất bại của ISIS là quá sớm. "Chúng tôi đã nhiều lần nhìn thấy trong lịch sử gần đây rằng một tuyên bố chiến thắng sớm được theo sau bởi một sự thất bại trong việc củng cố lợi ích quân sự, ổn định tình hình và tạo ra các điều kiện để ngăn chặn khủng bố tái xuất hiện".
Quân đội Mỹ ở Syria, không giống như người Nga có sự thông qua của Damascus, từ lâu đã hoài nghi về những lời tuyên bố của Moscow.
Quan chức quân sự cấp cao Adrian Rankine-Galloway - phát ngôn viên Lầu Năm Góc, nói rằng Hoa Kỳ đã không quan sát thấy bất kỳ sự rút quân đáng kể nào kể từ sau tuyên bố của ông Putin.
Mặc dù không dự đoán được các bước đi trong tương lai, ông nói: "Không có sự giảm bớt đáng kể nào trong lực lượng chiến đấu – theo sau các tuyên bố trước đó của người Nga về việc rời khỏi Syria".
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington cho biết những tuyên bố vừa qua của Moscow về quá trình rút quân đã dẫn tới việc hiệu chỉnh lại các lực lượng Nga.
"Nga đã từng sử dụng các yêu cầu rút lui một phần để xoay vòng các đơn vị lựa chọn nhằm thay đổi và hiệu chỉnh lại lực lượng, loại bỏ các năng lực không còn cần thiết và lắp đặt lại các hệ thống vũ khí thay thế phù hợp hơn cho giai đoạn tiếp theo của các hoạt động chiến sự", ông viết trong một nghiên cứu lưu ý vào thứ ba.
Quân đội Hoa Kỳ vẫn còn khoảng 2.000 quân ở Syria và tuyên bố rằng bất kỳ sự rút lui nào cũng sẽ dựa trên các điều kiện, nói rằng cần có sự hiện diện lâu dài của các lực lượng Mỹ để đảm bảo thất bại lâu dài của IS.
Tuy nhiên, lời tuyên bố của Nga gợi lên một hình ảnh khác về Syria, trong đó các lực lượng nước ngoài đang trở nên không cần thiết. Ông Putin hiện tại muốn giúp đỡ một thỏa thuận hòa bình.
Một quan chức cao cấp của Trump, nói với điều kiện giấu tên, rằng Hoa Kỳ tin rằng Assad sẽ thất bại nếu ông ta cố gắng áp đặt hòa bình của người chiến thắng.
Khả năng Syria tiếp tục dấn thân vào cuộc nội chiến sẽ trở nên cao nếu không có sự hòa giải chính trị có ý nghĩa, quan chức này nói.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson ngày 12/12 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một lộ trình hòa bình, bao gồm các cuộc bầu cử, cho phép người Syria ở nước ngoài bỏ phiếu.
"Và chúng tôi tin rằng thông qua quá trình đó, chế độ Assad sẽ không còn là một phần của sự lãnh đạo tại đây", ông Tillerson nói.
(Theo Reuters)