• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ, Trung, Nga tăng vọt vũ trang: Nóng mặt trận toàn cầu

Thế giới 20/12/2017 15:18

(Tổ Quốc) -Nga, Trung Quốc, Triều Tiên được coi là kém hơn về sức mạnh quân sự so với Mỹ, nhưng đều đã bắt tay vào hiện đại hóa lực lượng vũ trang trong những năm gần đây.

Tổng thống Donald Trump đã công bố chiến lược an ninh quốc gia mới, một kế hoạch hứa hẹn sẽ đặt “nước Mỹ lên trên hết” bằng cách nêu ra các đối thủ cạnh tranh hàng đầu là Nga và Trung Quốc, cũng như cách đối phó với điều mà ông cho là những hành động căng thẳng từ các quốc gia khác, đặc biệt là Triều Tiên.

Mặc dù mỗi quốc gia trên được coi là kém hơn về sức mạnh quân sự so với Mỹ, cả ba quốc gia này đều đã bắt tay vào các sáng kiến lớn nhằm hiện đại hóa lực lượng vũ trang trong những năm gần đây và cùng chung sự cạnh tranh với Mỹ về quyền lực toàn cầu.

Quân sự Nga, Trung hợp lực

Nga và Trung Quốc ngày 20/12 đã phản đối cáo buộc của ông Trump rằng họ "thách thức quyền lực, ảnh hưởng và quyền lợi của Hoa Kỳ, cố gắng làm xói mòn an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ" hay "quyết tâm làm cho nền kinh tế ít tự do và ít công bằng hơn, tăng cường quân đội và kiểm soát thông tin và dữ liệu trong xã hội nội bộ và đang mở rộng ảnh hưởng của mình".

Động thái mới nhất của ông Trump dường như đã đẩy Washington ra xa Moscow và Bắc Kinh – hai bên đang tìm kiếm một mối quan hệ chặt chẽ với nhau để bảo vệ lợi ích chung của họ.

Nga và Trung Quốc gần đây đã tăng cường các cuộc tập trận chung.

Nga, thường đứng ở vị trí thứ hai chỉ sau Mỹ về khả năng quân sự, đã mở rộng sức mạnh và tăng cường khả năng tiếp cận cho lực lượng vũ trang của mình dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Putin đã coi quốc phòng là một trong những ưu tiên hàng đầu và không chỉ nâng cao sức mạnh quân sự mà còn thúc đẩy sự hiện diện của mình gần các lực lượng Mỹ và đồng minh ở hai vùng chiến lược.

Việc Nga sát nhập Crimea năm 2014 đã bị liên minh quân sự phương Tây là NATO phản đối. Sự căng thẳng giữa liên minh đa quốc gia do Hoa Kỳ dẫn đầu trên và Nga đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất châu Âu kể từ Chiến tranh Lạnh. Ở Trung Đông, chiến thắng quân sự của Nga ở Syria đã thúc đẩy quan hệ ngoại giao mạnh mẽ hơn với các lực lượng địa phương, làm suy yếu vị trí của Mỹ và mở ra cánh cửa cho sự hiện diện lớn hơn ở Địa Trung Hải.

 Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Tướng Joseph Dunford đã nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện tháng 9 rằng Nga là đối thủ mạnh nhất của Mỹ  "về sức mạnh quân sự nói chung", nhưng dự đoán rằng, Trung Quốc "là mối đe dọa lớn nhất đối với nước ta vào khoảng năm 2025 "do" tiềm năng của họ trong việc suy giảm lợi thế công nghệ quân sự cốt lõi của Mỹ ", cũng như về "nhân khẩu học và tình hình kinh tế ".

Giống như Tổng thống Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt quân sự lên vị trí cao trong chương trình nghị sự quốc gia kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012. Những cải cách quốc phòng lớn của Chủ tịch Trung Quốc hướng tới đưa quân đội Trung Quốc  hướng tới một lực lượng quân đội trong thế kỉ 21 tầm cỡ thế giới "được xây dựng để chiến đấu". Trung Quốc cũng đã tập trung sức mạnh quân sự của mình ở vùng biển Châu Á Thái Bình Dương.

Trung Quốc – đang cạnh tranh với Hoa Kỳ về vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới -  cũng đã khởi động một chiến dịch liên lục địa để xác nhận và mở rộng các tuyến thương mại lịch sử. Sáng kiến "Nhất đới, nhất lộ" đã đưa ra các kế hoạch phát triển kinh tế và thương mại khắp Châu Á và Trung Đông, mở rộng sang châu Phi và châu Âu. Tuy nhiên, khi ông Tập vương ra nước ngoài, một cuộc khủng hoảng leo thang giữa Triều Tiên và Mỹ đã đe dọa sẽ dấy lên bạo lực và lan rộng bất ổn trước ngưỡng cửa của Trung Quốc.

Căng thẳng Mỹ - Triều Tiên chưa hạ nhiệt

Trong khi đó, ông Trump lâu nay cũng thường xuyên chỉ trích Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong –un về chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này. Triều Tiên đã đạt được bước tiến trong những tháng gần đây,phóng thử ICBM gần và đạt độ cao nhất vào cuối tháng trước. ICBM Hwasong-15 mới nhất có phạm vi tấn công bất cứ nơi nào ở Hoa Kỳ, nơi hệ thống phòng thủ được ước tính chỉ hiệu quả trong khoảng một nửa thời gian dưới điều kiện kiểm tra hoàn hảo.

Mỹ đã phản ứng lại bằng nhiều cuộc tập trận nhằm cho thấy Washington và các đồng minh có thể áp đảo được quân đội khổng lồ nhưng không được trang bị hiện đại của Triều Tiên. Tuy nhiên, một lá thư của Trung tướng Jan-Marc Jouas, cựu phó tư lệnh Các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) cho hay tháng trước rằng sự bùng nổ đột ngột của một cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên có thể dẫn đến các lực lượng Hoa Kỳ không kịp triển khai.

Ngoài việc kêu gọi ông Trump chấp nhận vai trò đang lên của họ trên đấu trường thế giới, Nga và Trung Quốc cũng đã chỉ trích Mỹ về lập trường cứng rắn chống lại Triều Tiên. Nga và Trung Quốc có chung đường biên giới với Bình Nhưỡng, và mặc dù cả hai đều phản đối vũ khí hạt nhân và việc Triều Tiên sở hữu hạt nhân, họ cũng đã tập hợp lại để phản đối việc Mỹ đe dọa dùng vũ lực với Triều Tiên.

Nga và Trung Quốc đã cùng thực hiện cuộc tập trận phòng thủ tên lửa công nghệ cao kéo dài 5 ngày kết thúc vào cuối tuần này và ít nhất một nhà bình luận Trung Quốc đã tuyên bố rằng động thái này nhằm ngăn chặn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, theo lời các chuyên gia Trung Quốc khác.

Trong một bài báo tháng 8 cho tờ National Interest, chuyên gia quân sự Robert Farley đã kết luận rằng "Hoa Kỳ vẫn có thể chiến đấu và giành chiến thắng hai cuộc chiến lớn cùng một lúc, hoặc ít nhất đạt đến mức đủ để chiến thắng – điều cả Nga và Trung Quốc sẽ thấy rằng họ không có nhiều hy vọng đánh bạc". Tuy nhiên, cũng nói thêm, " tình trạng này sẽ không kéo dài mãi mãi. Hoa Kỳ không thể duy trì khả năng vượt trội này một cách vô hạn định, và trong dài hạn sẽ phải chọn lựa các cam kết một cách cẩn thận".

Những lo ngại này cũng được thể hiện trong các tài liệu khác nhau của NATO – nơi Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều để phòng thủ chống lại Nga. Một tài liệu nội bộ của NATO, được tờ Der Spiegel của Đức báo cáo vào tháng 6 vừa qua và cho thấy rằng quyền lực của NATO đã bị "tê liệt" kể từ Chiến tranh Lạnh và các bộ máy chỉ huy hiện thời "sẽ nhanh chóng thất bại nếu phải đối mặt" với một cuộc chiến toàn diện. Còn một báo cáo dự báo chiến lược mới nhất của NATO vào tháng 9 đã thừa nhận rằng, "Khi quyền lực đang chuyển hướng từ phương Tây sang châu Á, thì khả năng của phương Tây ảnh hưởng đến chương trình nghị sự trên quy mô toàn cầu dự kiến sẽ giảm xuống".

(Theo Newsweek)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ