• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỹ từ bỏ hàng loạt cuộc chiến bất tận: Nga, Iran, Trung Quốc đang tiến vào

Thế giới 18/02/2020 09:26

(Tổ Quốc) - Hai thập kỷ mở rộng hoạt động nhằm vào điều Bộ chỉ huy hoạt động đặc biệt của Mỹ gọi là "cuộc nổi dậy toàn cầu của các thế lực nhà nước và phi nhà nước", đã dẫn đến sự mệt mỏi trong nội bộ nước Mỹ và những câu hỏi từ bên ngoài về chiến lược của Hoa Kỳ.

Thỏa thuận mới nhất của chính quyền Trump và Taliban, những thách thức đối với vai trò của Hoa Kỳ ở Syria và Iraq, và nguy cơ Mỹ giảm lực lượng ở châu Phi chỉ ra xu hướng toàn cầu trong cách Mỹ sẽ đối phó với lực lượng nổi dậy trong tương lai.

Tổng thống Trump và cái giá của cuộc chiến Afghanistan

Theo Daily Beast, đây có thể là việc các lực lượng Mỹ rút khỏi cam kết thực hiện các hoạt động chống khủng bố trên toàn cầu và mặt khác, Tổng thống Donald Trump yêu cầu các nước khác, bao gồm các đồng minh NATO, làm nhiều hơn nữa. Ý tưởng của Mỹ được cho là để Washington tập trung vào việc sử dụng công nghệ, chẳng hạn như máy bay không người lái, trong khi các lực lượng địa phương tham chiến trên thực địa.

Sự thay đổi dài hạn này có những tác động lâu dài. Đối với các quốc gia như Iran, Trung Quốc và Nga, mà Hoa Kỳ coi là đối thủ, sẽ có dấu ấn lớn hơn ở những nơi Washington đang giảm vai trò. Việc tăng cường vai trò chống khủng bố cho các quốc gia này có thể không nằm trong kế hoạch, nhưng nó có thể là một kết quả.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bắt đầu chuyến công du châu Phi vào ngày 16 tháng 2 tại Sénégal, nơi cuộc tập trận Flintlock 2020 đang diễn ra với nước láng giềng Mauritania. Khoảng 1.600 binh sĩ từ 30 quốc gia châu Phi và các đồng minh phương Tây đang tham gia cuộc tập trận thường niên từ ngày 17-28/2.

Mỹ từ bỏ hàng loạt cuộc chiến bất tận: Nga, Iran, Trung Quốc đang tiến vào - Ảnh 1.

Mỹ đang tìm cách giảm sự hiện diện quân sự ở nhiều nơi. Ảnh: Daily Beast.

Hoa Kỳ cho biết đây là cuộc tập trận tập trung vào các hoạt động đặc biệt hàng đầu - nhằm tăng cường an ninh đối với khắp các quốc gia thông qua cơ chế ĐỐi tác chống khủng bố xuyên Sahara. Khái niệm này, được thúc đẩy vào năm 2018 thông qua một đạo luật của Quốc hội Mỹ, hướng tới cải thiện năng lực chống khủng bố của các quốc gia này.

Nhưng bức tranh đang kém sắc hơn so với các tuyên bố trước đây của Hoa Kỳ. Việc tài trợ hàng trăm triệu USD để chống khủng bố khắp Nigeria, Mauritania, Mali, Nigeria và hàng chục nước nhỏ từ Sénégal đến Somalia không giảm được sức mạnh của khủng bố và dẫn đến quyết định của Washington phải xem xét lại những gì tiếp theo. Mỹ đã rút lực lượng ra khỏi Libya vào năm 2019 và ba người Mỹ đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của nhóm Al-Shabab ở Somalia vào một căn cứ ở Kenya hồi tháng 1.

Biến động lực lượng tại châu Phi

Mặc dù ông Pompeo vẫn nói về việc duy trì cam kết của Hoa Kỳ đối với một loạt các quốc gia châu Phi, nhưng các báo cáo cho thấy Washington đang giảm dấu chân trên thực địa. Mỹ đã hạ cấp những nỗ lực chống lại những kẻ cực đoan, tờ New York Times đưa tin vào giữa tháng Hai.

Pháp, đã gửi thêm hàng trăm binh sĩ đến khu vực Sahel gần đây, đã cảnh báo đó là một ý tưởng tệ. Con số tổng thể có thể là cắt giảm một nửa sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khoảng 10 địa điểm ở châu Phi.

Những thay đổi trong chiến lược châu Phi chỉ là phần nổi của tảng băng thay đổi chính sách lớn hơn nhiều.

Một mặt, Chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ muốn chuyển từ chống nổi dậy sang cạnh tranh với các nước lớn như Iran, Trung Quốc và Nga. Lầu Năm Góc tin rằng cạnh tranh chiến lược nước lớn, không phải khủng bố, hiện là mối quan tâm hàng đầu trong an ninh quốc gia của Mỹ.

Kể từ khi Bộ chỉ huy hoạt động đặc biệt (SOCOM) của Hoa Kỳ mở rộng từ 47.000 quân trong năm 2007 lên 80.000 quân ngày nay, có thể thấy rằng Hoa Kỳ đã đạt đến sức mạnh cao nhất trong việc chống khủng bố và có thể đạt được thành công. Vấn đề là từ Afghanistan đến Philippines đến Nigeria, Mỹ chưa có một thành công lớn nào.

Ở Afghanistan, nơi Hoa Kỳ đã chiến đấu với Taliban trong gần 20 năm, một số thỏa thuận hòa bình đang được thực hiện. Tổng thống Donald Trump đã tìm cách chấm dứt những cuộc chiến bất tận như thế và các ứng viên đảng Dân chủ chạy đua với ông cũng muốn chấm dứt cuộc chiến này.

Ở Iraq và Syria, Hoa Kỳ dường như cũng đang giảm vai trò của mình. Ông Trump đã hai lần tuyên bố rút khỏi Syria, chỉ để lại một phần quân đội để bảo vệ dầu mỏ và cũng từ từ rời bỏ các đối tác chống IS tại đây.

Kế hoạch sử dụng các căn cứ ở nước láng giềng Iraq để "theo sát Iran" đã không được thông báo và Mỹ đang chịu sức ép phải rời khỏi Iraq sau khi căng thẳng với Iran sôi sục vào tháng 1 do vụ Washington tấn công giết chết chỉ huy lực lượng Quds của Iran Qassem Soleimani và lãnh đạo dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis.

Trong khi đó, hỏa tiễn đã nhắm vào các căn cứ và lực lượng Mỹ gần đại sứ quán nước này ở Iraq gần như mỗi tuần kể từ tháng 10 năm 2019.

Kết quả về lâu dài ở Afghanistan, Syria, Iraq và trên khắp châu Phi có thể được nhìn thấy một cách tượng trưng từ những gì đã xảy ra ở Philippines.

Trong hai thập kỷ, Washington và Manila đã hợp tác chặt chẽ chống lại các nhóm cực đoan. Hiện tại Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte muốn hủy bỏ Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng.

Lúc này, Trung Quốc và các nước khác có thể sẽ tiến vào hỗ trợ Philippines trong cuộc chiến chống lực lượng cực đoan – một điều sẽ có ý nghĩa đáng kể trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Tại Châu Phi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hướng vào một vai trò lớn hơn, bao gồm quyền tiếp cận ưu tiên các tài nguyên khoáng sản quan trọng. Ông đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10/2019 với các nhà ngoại giao châu Phi. Nhà thầu quân sự Nga Wagner và các nhà thầu khác đang đóng vai trò ngày càng tăng ở Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Libya và Mozambique.

Ở mỗi nơi Hoa Kỳ giảm sự hiện diện hơn sẽ có một cuộc cạnh tranh để lấp đầy khoảng trống.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ