(Tổ Quốc) - Nga "không đưa ra tín hiệu gì mới" vào thứ Sáu về việc cứu vãn một thỏa thuận kiểm soát tên lửa thời Chiến tranh Lạnh.
Người đứng đầu NATO cho biết thông tin trên, trong bối cảnh có nhiều lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Âu.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Segei Lavrov không mang lại bước đột phá nào và không có dấu hiệu nào cho thấy Moscow có thể sẵn sàng xóa bỏ hệ thống tên lửa mà NATO nói rằng đã vi phạm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Nguy cơ sụp đổ của thỏa thuận năm 1987 - được coi là nền tảng kiểm soát vũ khí toàn cầu - đã làm dấy lên nghi ngờ về tương lai của nỗ lực chống phổ biến vũ khí.
INF đã giúp châu Âu tránh khỏi nguy cơ trở thành chiến trường của nhiều loại tên lửa. (Nguồn: yahoo news/ AFP)
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết cần thêm nhiều cuộc đàm phán giữa Nga, Mỹ và các quốc gia châu Âu để cứu vãn thỏa thuận này.
Hoa Kỳ đã bắt đầu rút khỏi hiệp ước INF hồi đầu tháng này để đáp trả việc Moscow triển khai tên lửa 9M729- điều khiến Nga đưa ra động thái tương tự.
NATO đã kêu gọi Nga cứu vãn hiệp ước bằng cách từ bỏ hệ thống tên lửa 9M729, mà các quan chức liên minh này cho rằng có thể tấn công các thủ đô trên khắp châu Âu và xa tới cả London.
"Không có tín hiệu mới từ phía Nga", ông Stoltenberg nói sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Lavrov tại Hội nghị An ninh Munich.
NATO đã bắt đầu lên kế hoạch cho sự sụp đổ của hiệp ước INF, nhưng khẳng định họ sẽ không "phản chiếu" những hành động của Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen nói rằng không nên có động thái "ăn miếng trả miếng".
Trong khi chỉ trích nhau, cả Washington và Moscow đều lên tiếng lo ngại rằng INF - một hiệp ước song phương - không ngăn cản được sức mạnh quân sự đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc.
Đức đang sẵn sàng một hội nghị quốc tế tại Berlin vào tháng tới để bắt đầu đối thoại về cách tạo ra một cơ chế kiểm soát vũ khí để thay thế những điều cũ có từ kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh lưỡng cực.
Nhưng những thách thức là rõ ràng. Theo một báo cáo mới của Viện nghiên cứu chiến lược (IISS), có tới 95% kho tên lửa đạn đạo và hành trình của Trung Quốc sẽ vi phạm INF nếu Bắc Kinh là thành viên của.
Với điều này, "thật khó để hình dung một kịch bản theo đó Trung Quốc ngày nay sẽ tham gia một chế độ như Hiệp ước INF", báo cáo của IISS cho biết.