• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nếu Hiệp ước INF ra đi thật sự, có phải lỗi tại Nga?

Thế giới 11/02/2019 16:43

(Tổ Quốc) - Từ năm 1987, hiệp ước INF nhằm hướng tới các hạn chế việc triển khai tên lửa tầm trung thúc đẩy an ninh xuyên Đại Tây Dương.

Từ hiệp ước INF ban đầu

Tờ New York Times đặt ra nghi vấn: "Tại sao Nga cho rằng, Mỹ từng giữ Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và sau đó đưa ra tuyên bố chấm dứt hiệp ước nói trên?" Sau tất cả, Washington tiếp tục triển khai nhiều tên lửa vi phạm hiệp ước hạt nhân INF. Nga bắt đầu phát triển tên lửa vào khoảng những năm 2000 cùng với khả năng "ngụy trang" cho bản chất thật sự. Quyết định này làm suy yếu nỗ lực kiểm soát vũ khí hạt nhân và khiến Mỹ cũng như các đồng minh, đối tác vướng phải rủi ro.

Nếu Hiệp ước INF ra đi thật sự, có phải lỗi tại Nga? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Johannes Simon/Getty Images

Hiệp ước INF, được ký vào năm 1987 nhằm ngăn chặn Mỹ và Nga sở hữu các tên lửa hành trình và tên lửa phóng từ thực địa ở khoảng cách trong phạm vi 500 km đến 5500 km. Hiệp ước INF đã bác bỏ toàn bộ các loại vũ khí. Trong một kỳ vọng tốt, hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung, Mỹ và Nga đã tiến hành phá hủy hơn 2600 tên lửa thúc đẩy việc thiết lập ổn định và an ninh hai nước và khu vực châu Âu- Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, chỉ trong tháng này, Mỹ và các đồng minh NATO đã tái khẳng định rằng Nga đang vi phạm hiệp ước. Trừ khi Nga trở lại đúng với cam kết, Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước có hiệu quả trong 6 tháng, các điều khoản hiệp ước xác nhận.

Trên thực tế, việc phá hủy hiệp ước bắt đầu vào năm 2007 khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tín hiệu mong muốn ra khỏi hiệp ước trong bài phát biểu tại Hội nghị an ninh Muinich.

Tổng thống Putin gợi ý rằng, Nga đang suy nghĩ lại hiệp ước bởi vì các quốc gia khác giống như Triều Tiên, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran và Pakistan – giống như ông Putin tuyên bố đã sở hữu rất nhiều tên lửa vi phạm hiệp ước INF.

"Điều này là rõ ràng, trong các điều kiện, chúng tôi phải nghĩ về việc đảm bảo an ninh của chính quốc gia chúng tôi", Tổng thống Putin cho biết.

Một ngày sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov đã cho rằng hiệp ước INF là một di tích của Chiến tranh Lạnh và sẽ không thể tồn tại mãi mãi. Trong cùng tháng, tướng Yuri Baluyevsky - Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga cho biết, một bên hiệp ước có thể rút khỏi nếu cung cấp bằng chứng cần thiết để có thể thực hiện.

Trong cùng năm, Nga đã không có được thành công bởi các hạn chế của hiệp ước INF.

Quyết định ra khỏi?

Tính nhạy cảm của Nga trùng hợp với các thảo luận của các quan chức cấp cao chính quyền cựu Tổng thống Bush. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã viết trong cuốn hồi ký rằng, ở cuộc gặp gỡ đầu tiên – đã từng có ngỏ ý rằng Nga muốn rút khỏi hiệp ước.

Mỹ liên tục duy trì hiệp ước INF dưới thời 3 tổng thống Mỹ đồng thời đánh giá các đóng góp của hiệp ước đối với an ninh quốc tế. Trong suốt 5 năm, cùng với hơn 30 cuộc thảo luận và các cuộc họp của 6 chuyên gia, Mỹ luôn có lo lắng mà không có được bất kỳ thành công nào nhằm đối thoại hữu ích về các vi phạm của hiệp ước với Nga. Thêm vào đó, Nga tiếp tục bác bỏ việc vi phạm đồng thời tuyên bố rằng chính bản thân Mỹ đã đơn phương tự ý rút khỏi hiệp ước.

Không có điều gì biết thêm về sự thật này.

Vậy sự thật ở đây là gì? Bắt đầu cách đây một thập kỷ và thất bại trong các đàm phán song phương, Nga quyết định thúc đẩy phát triển một hệ thống vi phạm hiệp ước. Tới hiện tại, Moscow liên tục phát triển và triển khai tên lửa sẵn sàng cho các mục tiêu tấn công trong giới hạn khoảng cách hiệp ước và đe dọa các vị trí tại châu Âu và châu Á.

Giới chuyên gia cho rằng, việc chấm dứt hiệp ước INF là bắt đầu cho cuộc chạy đua vũ trang mới và điều này là tốt hơn để có hiệp ước với Nga. Một hiệp ước không thể tồn tại khi một bên tuân thủ và một bên khác lại không. Chúng ta không nói về hàng loạt các vi phạm tên lửa.

Trong khi đó, sứ mệnh của NATO là tiếp tục ngăn chặn nhằm đảm bảo chiếc ô an ninh đối với tất cả các thành viên của liên minh. Trong khi đó, Mỹ khẳng định vẫn tuân thủ hiệp ước INF và các cam kết tuân thủ các quy định.

Ngược lại, Moscow đã đổ lỗi cho Mỹ vi phạm Hiệp ước INF và chỉ ra các hệ thống phòng thủ tên lửa mà Washington đã bán cho các quốc gia như Nhật Bản và Romania có thể phóng bất kỳ lúc nào.

Các nhà phân tích bày tỏ lo lắng rằng, sự sụp đổ của hiệp ước INF sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới.

"Bằng việc tuyên bố Mỹ rời khỏi hiệp ước INF, Tổng thống Trump đã chỉ ra rằng Mỹ không thể xây dựng an ninh thực sự. Thay thế vào đó, Tổng thống Trump có thể đưa Mỹ vào tiến trình trị giá nghìn tỷ đôla trong lộ trình chạy đua vũ khí hạt nhân mới", bà Beatrice Fihn, giám đốc điều hành Chiến dịch giải trừ vũ khí hạt nhân quốc tế nói trong một tuyên bố.

Nhiều chuyên gia đồng ý rằng, Nga đã vi phạm hiệp ước INF. Tuy nhiên, quyết định rút khỏi một cách đơn phương, mà không hề ép Moscow phải tuân thủ thỏa thuận, ngầm định việc Washington đang gây sức ép và cho rằng đây là sự thất bại của hiệp ước. Các chuyên gia cho rằng, quyết định của Tổng thống Trump là một phần ảnh hưởng của chính trị đồng thời là động thái đối phó với các lo lắng an ninh.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ